Chiêm ngưỡng mô hình khổng lồ ở Tuyên Quang trước thềm Trung thu

Huyền Linh 203 lượt xem 21 Tháng Tám, 2024

Những ngày này, người dân Thành phố Tuyên Quang đang tất bật chuẩn bị những mô hình như hổ, ngựa, rồng, mèo… khổng lồ để chuẩn bị cho Tết Trung thu (Rằm tháng 8) sắp diễn ra.

1 18

Theo người dân, lễ hội Thành Tuyên ban đầu chỉ là một hoạt động tự phát của người dân từ Trung thu năm 2004 tại Thành phố Tuyên Quang. Đến nay, sau 20 năm, việc làm các mô hình đèn Trung thu khổng lồ cho trẻ em để biểu diễn trên đường phố đã được lan tỏa ở khắp các xóm, thôn, tổ dân phố của Thành phố Tuyên Quang đến các huyện trên địa bàn tỉnh.

2 12

Các mô hình đèn trung thu được xây dựng xuất phát từ biểu tượng trong các câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian và từ thực tiễn đời sống, lao động sản xuất của nhân dân trong từng giai đoạn lịch sử. Nhiều mô hình được ứng dụng khoa học công nghệ một cách sáng tạo, hiện đại mà vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.

3 9

Theo ghi nhận, hiện các mô hình đèn rước của nhiều xã, phường, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đang gấp rút được hoàn thiện. Người dân cùng góp tiền, góp sức, góp ý tưởng để làm lên những mô hình đèn rước Trung thu độc, lạ trình diễn trong lễ hội sắp tới.

4 8

Trao đổi với báo chí, ông Vũ Hoàng Chây (người dân TP Tuyên Quang) cho biết, việc làm mô hình đèn Trung thu khổng lồ không chỉ dừng lại là một công việc để kiếm thêm thu nhập, mà nó còn là nét truyền thống không thể thiếu của người dân Tuyên Quang vào mỗi dịp Tết Trung thu. Điều quan trọng để tạo ra mô hình Trung thu đẹp là phải biết cách “thổi hồn” vào nó.

5 7

“Những chiếc đèn Trung thu phải toát lên sự gần gũi, thân thiện. Ví dụ như những con thú thường sẽ có độ tinh nghịch nên nét vẽ các bộ phận như: tay, chân, mắt, mũi… cần cố gắng làm cho nó giống nhất có thể so với ngoài đời. Đôi khi mình có thể nhấn nhá, cách điệu nhưng cuối cùng quan trọng nhất vẫn là cái hồn cốt…”, ông Vũ Hoàng Châu chia sẻ.

6 7

Những ngày này, người dân TP Tuyên Quang lại tất bật hoàn thiện các mô hình Trung thu để kịp tiến độ.

7 4

Chị Đặng Thu Hường (tổ 6, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang) chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi chủ yếu làm đèn ông sao và các con vật, để tạo những sản phẩm này phải rất đam mê nghệ thuật, hiểu biết một chút về hội họa. Vài năm trở lại đây, gia đình tôi quyết định chuyển sang làm mô hình đèn Trung thu cho phường Minh Xuân. Nhận thấy những mô hình của gia đình có nhiều nét đặc sắc, dần dần các tổ dân phố khác trên địa bàn tự tìm đến đặt. Đến nay một số tỉnh lân cận cũng đến đặt hàng”.

8 4

Người dân miệt mài hoàn thiện mô hình đèn Trung thu khổng lồ.

9 3

Theo chị Đặng Thu Hường, đến thời điểm này gia đình chị đã nhận đặt làm khoảng 20 mô hình đèn Trung thu cho các tổ dân phố, cơ quan, đơn vị.

10 3

“Khâu quan trọng nhất làm nên một mô hình là người thợ phải lên ý tưởng để làm sao mô hình từ hình ảnh trên giấy ra ngoài đời thực phải thật sống động, rực rỡ, thu hút được sự yêu thích của trẻ nhỏ và cả người lớn”, chị Hường nói thêm.

11 3

Để hoàn thiện mô hình đèn Trung thu, người thợ phải có sự hiểu biết về mỹ thuật để phối màu sao cho hài hòa, tạo tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.

12 1

Mô hình hổ Trung thu khổng lồ.

13 1

Khâu chuẩn bị các mô hình Trung thu diễn ra cả ngày để kịp tiến độ sự kiện diễn ra vào Rằm tháng 8 Âm lịch.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm