Chiếc mũ gắn vàng, nạm ngọc cực đẹp của đại thần nhà Nguyễn

Trần Thư 473 lượt xem 1 Tháng Bảy, 2021

Mũ cánh chuồn là kiểu mũ đặc trưng của quan lại thời phong kiến Việt Nam và Đông Á. Cách thức trang trí trên mũ thể hiện phẩm trật của các vị quan. Mũ của một số quan đại thần cấp cao có thể được gắn vàng, nạm ngọc.

AnyConv.com b1
Hiện vật này là mũ đại triều của Đô Thống Chế Thần Sách Lê Văn Phong, một vị quan đại thần nhà Nguyễn. Chiếc mũ đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
AnyConv.com b2
Đây là kiểu mũ đặc trưng của quan lại thời phong kiến Việt Nam và Đông Á, thường được gọi là mũ ô sa hay mũ cánh chuồn. Tên gọi “cánh chuồn” bắt nguồn từ thiết kế hai bên tai mũ có hai cánh, tương tự như cánh con chuồn chuồn.
AnyConv.com b3
Cận cảnh họa tiết trang trí trên chiếc mũ của quan đại thần Lê Văn Phong. Mũ có dạng úp lên đầu, phần phía sau (gọi là hậu sơn) nhô cao hơn phần trán, được các viên quan đội khi chấp sự hoặc dự việc có tính cách nghi lễ.
AnyConv.com b4
Theo cuốn “Ngàn năm áo mũ” của tác giả Trần Quang Đức, mũ cánh chuồn có nguồn gốc từ mũ phốc đầu, một biến thể của loại khăn chít trên đầu, hai đầu khăn bỏ rủ hai bên tai.
AnyConv.com b5
Loại mũ này du nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa vào thời nhà Lý. Đến thời Hậu Lê thì triều đình chỉ định dùng mũ cánh chuồn, lúc bấy giờ gọi là mũ ô sa, là một phần phẩm phục của các quan.
AnyConv.com b6
Cận cảnh các họa tiết trang trí ở “cánh chuồn” trên mũ đại triều của Đô Thống Chế Thần Sách Lê Văn Phong.
AnyConv.com b7
Mũ Thiên vương Thống Chế Chánh Tam Phẩm Võ Ban, một hiện vật đặc sắc khác của Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
AnyConv.com b8
Chiếc mũ này cũng được trang trí rất cầu kỳ, kiểu cách tương tự mũ đại triều của quan đại thần Lê Văn Phong,
AnyConv.com b9
Tùy phẩm cấp mà mũ cánh chuồn của quan lại nhà Nguyễn được để trơn hay đính thêm những huy hiệu gọi là bác sơn.
AnyConv.com b10
Bác sơn làm bằng quý kim (vàng, bạc, bạc mạ vàng…) có mục đích trang trí, đồng thời cũng dùng để phân biệt phẩm trật.
AnyConv.com b11 1
Viên quan có chức tước càng lớn, bác sơn càng được chạm khắc tinh xảo, có thể nạm cả đá ngọc.
AnyConv.com b12
Khi triều Nguyễn chấm dứt sự tồn tại vào năm 1945, những chiếc mũ cánh chuồn đã trở thành dĩ vãng. Không nhiều chiếc còn nguyên vẹn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Theo Tri thức & Cuộc sống

Bài viết cùng chủ đề:

    1 2

    Sài Gòn qua bản đồ

    Năm 1698, thủ phủ Gia Định đặt trên địa bàn có sẵn hai phố thị Sài Gòn và Bến Nghé. Từ năm 1623, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã cho lập hai đồn thu thuế tại Prai Kor (sau biến âm thành Sài Gòn) và tại Kas Krobey tức Bến Nghé. Người Việt tới làm...
    40

    Bức tranh mùa lúa chín nơi rẻo cao Xím Vàng

    Ghé thăm xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La vào những ngày này, du khách sẽ có dịp ngắm tầng lớp thửa ruộng bậc thang chín vàng, đang vào mùa thu hoạch. Nằm ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, xã Xím Vàng cách trung tâm huyện Bắc Yên khoảng...
    20

    Trùng tu điện Thái Hòa sẽ hoàn thành sớm hơn dự kiến

    Điện Thái Hòa, ngôi điện đẹp và có vị trí quan trọng nhất Kinh thành Huế đang tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai. Dự kiến, tháng 11/2024 di tích này sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại, sớm hơn kế hoạch 12 tháng. Đầu tháng 10/2024, rào chắn xung quanh điện...
    13 2

    Ra mắt sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” nhân Ngày Giải phóng Thủ đô

    Cuốn sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” do nhà xuất bản Đại học Sư phạm phát hành sẽ chính thức ra mắt độc giả vào ngày 26.9 tới đây. Cuốn sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024) và 72...
    z5861549460419 d9d86640adea2c04c2716d83e5156d2f

    Bình Định xưa ‘mắt thấy tai nghe’: Thị Nại

    Năm 1884, cùng lúc với việc Pháp và Việt Nam ký hòa ước Giáp Thân 1884 thì công sứ Quy Nhơn Eugène Navelle thực hiện cuộc hành trình từ cảng Quy Nhơn đi về phía tây, từ Thị Nại đến Bla (Kon Tum), băng qua cao nguyên An Khê và các phế tích, di tích,...

Được quan tâm