Chiếc mũ gắn vàng, nạm ngọc cực đẹp của đại thần nhà Nguyễn

Trần Thư 578 lượt xem 1 Tháng Bảy, 2021

Mũ cánh chuồn là kiểu mũ đặc trưng của quan lại thời phong kiến Việt Nam và Đông Á. Cách thức trang trí trên mũ thể hiện phẩm trật của các vị quan. Mũ của một số quan đại thần cấp cao có thể được gắn vàng, nạm ngọc.

AnyConv.com b1
Hiện vật này là mũ đại triều của Đô Thống Chế Thần Sách Lê Văn Phong, một vị quan đại thần nhà Nguyễn. Chiếc mũ đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
AnyConv.com b2
Đây là kiểu mũ đặc trưng của quan lại thời phong kiến Việt Nam và Đông Á, thường được gọi là mũ ô sa hay mũ cánh chuồn. Tên gọi “cánh chuồn” bắt nguồn từ thiết kế hai bên tai mũ có hai cánh, tương tự như cánh con chuồn chuồn.
AnyConv.com b3
Cận cảnh họa tiết trang trí trên chiếc mũ của quan đại thần Lê Văn Phong. Mũ có dạng úp lên đầu, phần phía sau (gọi là hậu sơn) nhô cao hơn phần trán, được các viên quan đội khi chấp sự hoặc dự việc có tính cách nghi lễ.
AnyConv.com b4
Theo cuốn “Ngàn năm áo mũ” của tác giả Trần Quang Đức, mũ cánh chuồn có nguồn gốc từ mũ phốc đầu, một biến thể của loại khăn chít trên đầu, hai đầu khăn bỏ rủ hai bên tai.
AnyConv.com b5
Loại mũ này du nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa vào thời nhà Lý. Đến thời Hậu Lê thì triều đình chỉ định dùng mũ cánh chuồn, lúc bấy giờ gọi là mũ ô sa, là một phần phẩm phục của các quan.
AnyConv.com b6
Cận cảnh các họa tiết trang trí ở “cánh chuồn” trên mũ đại triều của Đô Thống Chế Thần Sách Lê Văn Phong.
AnyConv.com b7
Mũ Thiên vương Thống Chế Chánh Tam Phẩm Võ Ban, một hiện vật đặc sắc khác của Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
AnyConv.com b8
Chiếc mũ này cũng được trang trí rất cầu kỳ, kiểu cách tương tự mũ đại triều của quan đại thần Lê Văn Phong,
AnyConv.com b9
Tùy phẩm cấp mà mũ cánh chuồn của quan lại nhà Nguyễn được để trơn hay đính thêm những huy hiệu gọi là bác sơn.
AnyConv.com b10
Bác sơn làm bằng quý kim (vàng, bạc, bạc mạ vàng…) có mục đích trang trí, đồng thời cũng dùng để phân biệt phẩm trật.
AnyConv.com b11 1
Viên quan có chức tước càng lớn, bác sơn càng được chạm khắc tinh xảo, có thể nạm cả đá ngọc.
AnyConv.com b12
Khi triều Nguyễn chấm dứt sự tồn tại vào năm 1945, những chiếc mũ cánh chuồn đã trở thành dĩ vãng. Không nhiều chiếc còn nguyên vẹn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Theo Tri thức & Cuộc sống

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm