Cây dược liệu mở hướng làm giàu tại Quảng Trị

Trần Hùng 151 lượt xem 4 Tháng Ba, 2022

Quảng Trị là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh. Thời gian qua, cây dược liệu đã và đang mở hướng đi mới giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững.

11
Người dân Quảng Trị chăm sóc vườn dược liệu cà gai leo

Huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) là một vùng bán sơn địa, với nhiều gò đồi. Thay vì để đất trống, đồi trọc hoang hóa thì trong những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật và tận dụng điều kiện thổ nhưỡng để phát triển trồng cây dược liệu.

Là một trong những người tiên phong trồng dược liệu, bà Lê Hồng Nhạn (thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ), cho biết, từ năm 2015, gia đình đã mạnh dạn cải tạo hơn 5ha đất đồi kém hiệu quả sang trồng cà gai leo. Nhờ trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ nên đạt hiệu quả cao, mỗi hécta đạt hơn 12 tấn nguyên liệu tươi, đem lại doanh thu hàng năm khoảng 2,5 tỷ đồng, đồng thời tạo việc làm cho hơn 10 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng/tháng.

Xác định phát triển cây dược liệu là một trong những hướng đi mới góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo cú hích trong phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, huyện Cam Lộ đã hỗ trợ, vận động người dân trồng tại một số xã trên địa bàn, dần hình thành các vùng dược liệu tập trung, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế. Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Hoài Linh cho biết, địa phương có thế mạnh về phát triển cây dược liệu các loại, đang từng bước mở rộng các mô hình trồng dược liệu hữu cơ như chè vằng, cà gai leo, an xoa… “Toàn huyện đã có trên 100ha dược liệu các loại, phấn đấu đến năm 2025, quy hoạch vùng chuyên canh cây dược liệu với diện tích 500ha”, ông Trần Hoài Linh nói.

Các mô hình trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định đời sống người nông dân. Tuy nhiên, việc trồng và mở rộng các mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị quy mô còn manh mún, nhỏ lẻ; các vùng sản xuất dược liệu mang tính hàng hóa tập trung ít, thiếu liên kết bền vững trong sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, Sở NN – PTNT tỉnh Quảng Trị đang xây dựng “Đề án khuyến khích phát triển dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2022- 2026, định hướng đến 2030”.

Trên cơ sở phân tích tiềm năng, lợi thế, điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng, Quảng Trị định hình các vùng tập trung dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái như: vùng cát tập trung phát triển các loại dược liệu lấy tinh dầu (cây tràm); vùng đồi núi trung du (Cam Lộ, Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong…) tập trung phát triển cây sả, nghệ, chè vằng, cà gai leo, dây thìa canh, quế, an xoa; vùng núi cao, dưới tán rừng tự nhiên tập trung trồng sâm cau, đẳng sâm, lá khôi…

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hồng Phương, hiện đơn vị đang tham vấn kế hoạch tổng thể phát triển dược liệu trong 10 năm tới và tổ chức xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến dược liệu. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh cho tiến hành điều tra, đánh giá, quy hoạch một số vùng rừng tự nhiên sản xuất, phòng hộ có khả năng trồng bổ sung dược liệu để thực hiện thí điểm “Đề án thuê môi trường rừng trồng dược liệu nhằm tăng thêm nguồn thu cho người dân sống gần rừng”. Mặt khác, đề xuất ưu đãi đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp chế biến dược liệu theo quy chuẩn nhằm hướng đến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Theo thống kê, Quảng Trị hiện có khoảng 230 loài cây dược liệu, trong đó 40 loài đã được nghiên cứu ứng dụng, sản xuất và khai thác trong tự nhiên để chế biến, tiêu thụ như cây ba kích tím, quế, lan kim tuyến, cà gai leo, an xoa… với diện tích khoảng 3.555ha, phân bố tập trung ở các huyện Hướng Hóa, ĐaKrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh. Toàn tỉnh có 32 cơ sở chế biến tinh dầu, dược liệu có quy mô lớn, ngoài ra còn có nhiều cơ sở sản xuất chế biến quy mô hộ gia đình sản xuất theo mùa vụ với nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến khoảng 6.000 tấn/năm.

Theo SGGP

Bài viết cùng chủ đề:

    13

    Mô hình kinh doanh độc đáo của Yakult

    Thương hiệu đồ uống nổi tiếng Nhật Bản không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm mà còn mang đến những câu chuyện về sự kết nối giữa con người với nhau. Câu chuyện khởi nguồn Nếu bạn đã từng lang thang trên những con đường nhỏ ở các thành phố lớn, hình ảnh người...
    4 1

    Vietnam Airlines Thúc Đẩy Bình Đẳng Giới Qua Hợp Tác Với UN Women

    Vietnam Airlines đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2026 với UN Women về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Ngày 15 tháng 10 năm 2024 tại trụ sở Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2026 với UN...
    1 1

    Năng lượng tái tạo cho tương lai xanh

    Thúc đẩy năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp quan trọng giảm thải carbon, tái cấu trúc nền kinh tế bền vững. Tại Diễn đàn quốc tế Franconomics – 2024: Năng lượng tái tạo – kịch bản cho tương lai xanh” do khoa Quốc tế Pháp ngữ (Đại học Quốc gia Hà...
    1

    Vinalink Group – Doanh nghiệp vì cộng đồng

    Vinalink Group vừa được UBND Quận Cầu Giấy trao tặng giấy khen vì những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận năm 2024. Điều này không chỉ là sự công nhận cho những thành tựu kinh doanh ấn tượng mà còn phản ánh tầm nhìn chiến lược,...
    6 1

    Ericsson và VNPT phối hợp triển khai 5G tại Việt Nam

    Ericsson và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức hợp tác triển khai công nghệ 5G. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng để củng cố cam kết của cả hai bên trong việc xây dựng hạ tầng số vững mạnh tại Việt Nam. Theo thỏa thuận...

Được quan tâm