Cây cầu cổ bằng đá ong, được in trên tiền của Campuchia

Hoàng Thơ 524 lượt xem 31 Tháng Mười, 2023

Trên đường tiến vào Xiêm Riệp để viếng thăm Angkor Wat tráng lệ của đất nước Campuchia, du khách có thể dừng chân ít phút chiêm ngưỡng nét cổ xưa của cầu Kompong Kdei.

campuchia 3
Cầu có kiến trúc bằng đá ong. Thân cầu mang dáng dấp thân hình của rắn thần Naga. Ảnh: JP Klovstad

Cầu Kompong Kdei hay còn gọi là cầu Spean Praptos, được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới thời vua Chayravaman VII, một người theo Phật giáo. Trong giai đoạn này, vị vua đã cho xây dựng nhiều ngôi đền quan trọng, hiện là điểm tham quan nổi tiếng ở Campuchia như đền Ta Prohm, Preah Khan, Angkor Thom và Bayon.

campuchia 5
Hình ảnh cầu Kompong Kdei được in trên tờ tiền mệnh giá 5.000 Riel của Campuchia. Ảnh: JP Klovstad

Cầu dài chừng 85m, cao 14m, rộng 14m, toàn bộ kiến trúc bằng đá ong. Thân cầu mang dáng dấp thân hình của rắn thần Naga. Hình ảnh cầu Kompong Kdei được in trên tờ tiền mệnh giá 5.000 Riel của Campuchia.

campuchia 4
Cây cầu nằm trên Quốc lộ số 6, con đường huyết mạch dẫn vào thành phố Xiêm Riệp. Ảnh: JP Klovstad

Cây cầu nằm trên quốc lộ số 6, con đường huyết mạch dẫn vào thành phố Xiêm Riệp, cố đô của vương quốc Angkor. Nhằm mục đích bảo tồn cây cầu, người dân đã làm một con đường tránh để cho xe tải nặng không qua cầu. Hiện, chỉ có các phương tiện như xe đạp, xe máy… mới được phép qua cầu.

campuchia 1
Nhịp sống của người dân xung quanh cầu.

Theo nhiều du khách khi tham quan cầu cổ, họ rất thán phục cách xây dựng cầu của người dân Campuchia xưa. Trong mắt khách du lịch, đây là cây cầu có kiến trúc đẹp, sau nhiều thế kỷ vẫn không hề hư hại. Đặc biệt, cho đến bây giờ, người ta không tìm thấy chất kết dính trong vật liệu xây dựng cầu.

campuchia 2
Người dân đi trên cầu cổ, tươi cười vẫy chào du khách. Ảnh: JP Klovstad

Cầu bắc qua dòng sông cùng tên, xưa kia là một dòng sông lớn tuy nhiên do phù sa bồi đắp, lòng sông cạn dần không còn tàu bè qua lại. Du khách đến đây không mất phí tham quan. Ngắm hoàng hôn trên cây cầu cổ này  là một trải nghiệm khó quên dành cho du khách.

Thanh Thu/ Sài Gòn Tiếp Thị

Ảnh: JP Klovstad

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm