Câu chuyện gạo ST 25: Bài học lớn về bảo hộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt

Hồng Đào 20 lượt xem 5 Tháng Năm, 2021

Sau vụ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST 25 ở thị trường Mỹ, mới đây sản phẩm gạo ST24, ST25 của Việt Nam lại đối diện với nguy cơ bị mất thương hiệu tại Úc khi có 1 công ty ở nước này nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gạo ST 24, ST 25.

Đây không phải lần đầu thương hiệu Việt bị đánh cắp ở nước ngoài. Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã tốn không ít chi phí và công sức để giành lại thương hiệu vốn thuộc về mình.

Hiện chỉ có “giống lúa ST25” được cấp bằng bảo hộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí và nhóm tác giả giống lúa của ông Hồ Quang Cua.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nghệ, cho biết, bảo hộ của nhà nước là đối với bản thân lúa giống, chứ không phải là gạo – sản phẩm chế biến sau thu hoạch. Trường hợp này, bất kỳ ai, kể cả doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí cũng không thể được bảo hộ độc quyền dấu hiệu ST25 cho sản phẩm gạo.

“Khi đã gọi là ST25 thì nó là tên gọi chung của một sản phẩm… thì theo logic không đăng ký được riêng cho ai độc quyền tên đó cả” – ông Bảy nêu rõ.

gao st25 1
Giống lúa tên ST24, ST25 là do ông Hồ Quang Cua và nhóm nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công, đã được cấp bằng bảo hộ tại Việt Nam. Ảnh: Báo Lao động

Tuy nhiên, hiện tại trang web chính thức của “Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ” cho thấy 1 trong 5 đơn xin đăng ký nhãn hiệu chứa cụm từ “ST25” do 4 Doanh nghiệp Mỹ nộp, trong đó có 1 đơn đăng ký cho sản phẩm gạo dưới tên của I&T ENTERPRISE, INC. được cơ quan này chấp nhận cho công bố vào ngày 4/5/2021 để bên thứ ba phản đối.

Điều này có nghĩa là đến 3/6/2021, trong vòng 30 ngày theo luật nhãn hiệu của Mỹ, nếu không ai phản đối, Mỹ sẽ cấp độc quyền cho nhãn hiệu “ST25” cho sản phẩm gạo dưới tên doanh nghiệp I&T I&T ENTERPRISE, INC. của Mỹ.

Trường hợp thương hiệu gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký bản quyền trước sẽ dẫn đến việc nếu Việt Nam xuất khẩu 2 loại gạo này sang Mỹ sẽ không được mang nhãn hiệu ST25 nữa hoặc phải trả phí cho đơn vị đã được cấp quyền sở hữu thương hiệu này để được nhập khẩu vào Mỹ. Nếu không sẽ vi phạm về sở hữu trí tuệ.

Trước thực tế này, theo ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu không chỉ cho sản phẩm gạo mà các ngành hàng nông sản Việt Nam đang là vấn đề cấp bách.

“Sự việc gạo ST 24, 25 nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung bị đăng ký quyên sở hữu sản phẩm cho nhãn hiệu của mình ở nước ngoài cho thấy vấn đề đăng ký nông sản Việt ở nước ngoài trở thành vấn đề cấp bách. Doanh nghiệp cần chủ động tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký sở hữu trí tuệ đặc biệt ở những thị trường xuất khẩu chủ lực” – ông Vũ Bá Phú lưu ý.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học công nghệ), Việt Nam có gần 1.000 sản phẩm đặc sản ở các vùng miền đều có thể đăng ký bảo hộ chỉ dần địa lý, bảo hộ thương hiệu. Thế nhưng đáng buồn là trong một thời gian dài có đến 80% nông sản Việt xuất khẩu dưới cái tên của doanh nghiệp nước khác.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho rằng, câu chuyện gạo ST25 đang bị công ty ở Mỹ nộp hồ sơ đăng ký quyền bảo hộ, sở hữu trí tuệ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự chậm chân của doanh nghiệp Việt trong việc bảo hộ thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.

“Chúng ta phải tạo cơ hội để xây dựng thương hiệu quốc gia. Gạo ST 24, 25 của chúng ta ngon thứ nhất thứ nhì rồi nhưng lại không xây dựng thương hiệu quốc gia mà để cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chưa đủ mạnh, đủ lớn thì làm cho xây dựng thương hiệu bị mất và không bảo hộ được cho các doanh nghiệp” – ông Hoàng Trọng Thủy bày tỏ.

Có thể thấy, cho đến bây giờ, câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo ST25 và rất nhiều sản phẩm nông sản khác vẫn còn khiến cả doanh nghiệp, ngành chức năng lúng túng, trong khi thời gian thì không chờ đợi. Với hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam rất cần nhận được sự hỗ trợ đắc lực, kịp thời của các cơ quan Nhà nước về thông tin, pháp lý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên cũng cần khẳng định, Chính phủ không thể làm thay doanh nghiệp mà chính từng doanh nghiệp cần ý thức việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu trong bối cảnh hội nhập. Đó cũng là tài sản mà doanh nghiệp không được thờ ơ./.

 Theo Ban điện tử Đài tiếng nói Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề:

    thanhpho

    Phát động Cuộc thi Thiết kế mô hình check-in và Tuần lễ Du lịch TP Hồ Chí Minh

    Ngày 31/10, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp với một số đơn vị công bố Tuần lễ Du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ 3 năm 2023; đồng thời, phát động Cuộc thi Thiết kế mô hình check-in và biểu tượng vui du lịch Thành phố giai đoạn 1 năm 2023....
    hinh 1

    Doanh nghiệp thành lập mới 10 tháng năm 2023 tăng 4,7%

    Trong tháng 10/2023, cả nước có hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 21,7% so với tháng 9. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng vượt mốc 130 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong...
    1fc1749b3405e35bba14 7606.jpg

    Sắp diễn ra Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2023

    Nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ quảng bá, giới thiệu tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đặc sản, đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương; các sản phẩm nông sản, thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, TP Hà Nội tổ chức Hội chợ Đặc sản Vùng miền...
    xuat nhap khau hang hoa vuot moc 550 ty usd 653e2b6fa6fe2

    Xuất, nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 550 tỷ USD

      Tính chung 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 557,95 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng ước tính xuất siêu 24,61 tỷ USD. Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/10 cho biết, kim ngạch xuất, nhập...
    ava 1 653d1cfb81915

    Khóm Cầu Đức “Trái Ngọt” trên đất phèn chua

    Khóm Cầu Đúc là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hậu Giang. Dù trồng trên đất nhiễm phèn nhưng cây khóm luôn cho trái ngọt, giúp người dân nơi đây cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu. Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 8.187 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với trên 30.300 người. Trong đó, đồng bào dân...

Được quan tâm