Cấp phép khai quật khảo cổ đầm Nhà Mạc

Huyền Linh 107 lượt xem 24 Tháng Sáu, 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khai quật khảo cổ tại đầm Nhà Mạc (xã Yên Đức, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

Trong quyết định số 1643/QĐ-BVHTTDL do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương ký, lãnh đạo Bộ VHTTDL cho phép Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khai quật khảo cổ tại địa điểm Đầm Nhà Mạc, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

“Trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa”, lãnh đạo Bộ VHTTDL yêu cầu.

pho tuong 4473
Pho tượng đất sét tại chùa Mỹ Cụ (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) có niên đại thời nhà Mạc.

Bảo tàng Quảng Ninh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Sau khi kết thúc đợt khai quật, hai đơn vị thực hiện khai quật phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật trong thời gian chậm nhất một tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất một năm, gửi về Bộ VHTTDL.

Trong thế kỷ 16, nhà Mạc lấy vùng Đông Bắc làm căn cứ quân sự quan trọng suốt cuộc đấu tranh về quyền lực với nhà Lê – Trịnh. Quảng Ninh là một trong những tỉnh còn lưu lại nhiều dấu ấn của triều Mạc.

Đầm nhà Mạc nằm ở vị trí giáp ranh huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) và thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) do Ninh Vương Mạc Phúc Tư khoanh vùng trồng cây ngập mặn, vừa bảo vệ đất đai, vừa làm nơi giấu quân. Ngày nay, đầm Nhà Mạc là nơi khai thác thủy sản.

Theo Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...
    12

    Nam Định – vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử

    Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu… Nơi có...
    30 1

    Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh

     Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang với Hàn Quốc. Theo kế hoạch, các hoạt động chính của lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025 tại thành phố...
    2

    Nghề ‘phơi nắng’ ở Sa Huỳnh và ngôi miếu cổ huyền bí

    Cạnh đồng muối Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) có ngôi miếu cổ được xây dựng từ sự chung sức, đồng lòng của diêm dân địa phương. Đây là nơi thờ cúng ông tổ nghề muối ở Sa Huỳnh. “Nghe ông bà kể lại, ngôi miếu này được xây dựng hàng trăm năm trước nhưng do...

Được quan tâm