Cảnh quê vùng ngoại ô Hà Nội đẹp nao lòng mùa lúa chín

Trần Thư 356 lượt xem 30 Tháng Năm, 2021

Làng quê vào vụ mùa chiêm, khắp nơi đâu cũng chỉ thấy một màu vàng của lúa. Dưới nắng hè như đổ lửa, sự cần mẫn hối hả của người dân thu hoạch lúa trên cánh đồng nhộn nhịp tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, phần nào vơi bớt nhọc nhằn.

ruong1

Những ngày cuối tháng Năm, các huyện phía Tây Nam của Hà Nội như Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai lúa đã chín vàng.

ruong2

Các cánh đồng vùng quê này rộng lớn, trải dài hút tầm mắt kết hợp cùng dãy núi đá vôi nhấp nhô tạo nên cảnh sắc ấn tượng.

ruong3

Vào các buổi chiều, trẻ nhỏ vui chơi, hóng mát bên cạnh đồng lúa thẳng cánh cò bay đang độ chín ngả màu như dát vàng sẽ mãi là hình ảnh kỉ niệm khó quên thời thơ ấu.

ruong4

Cánh đồng lúa xã Tân Ước (Thanh Oai) đã chín già, bà con nơi đây đang chờ máy về gặt.

ruong5

Còn tại một góc cánh đồng xã Mỹ Thành (Mỹ Đức), những nông dân đang hối hả làm cỏ để chuẩn bị trồng hoa màu.

ruong6

Ở nông thôn nơi đây, người nông dân vẫn còn dùng khá nhiều xe đạp để làm phương tiện đi thăm đồng.

ruong7

Hình ảnh người dân với áo nâu sòng  bên cánh đồng lúa. Bộ trang phục này được coi là truyền thống của vùng nông thôn Việt Nam xưa, nhưng ngày nay chỉ còn một số ít người cao tuổi thích mặc bộ đồ này.

ruong8

Người trồng lúa ngày nay không còn phải vất vả gặt tay, họ thuê máy gặt, đóng bao trả về tận tay với giá dao động từ 110 – 210 nghìn đồng/sào, tùy địa hình.

ruong9

Ở khu vực quanh Hà Nội, nhiều cánh đồng đang ngày càng thu hẹp và biến mất, nhường chỗ cho khu công nghiệp hoặc đô thị.

ruong10

Cũng có một số ít người dân vẫn phải gặt tay vì một lí do nào đó, có thể chưa gọi được máy, hoặc ruộng có địa thế khó khăn khiến máy gặt không thể làm việc…

ruong11

Máy gặt rồi đóng bao đổ về bờ, người dân sau đó có thể tự chở bằng xe máy hoặc thuê các chuyến xe vận chuyển về nhà. Trẻ nhỏ được nghỉ hè cũng theo xe ra đồng cùng ông bà, cha mẹ.

ruong12

Mùa gặt lúa cũng là lúc sắp vào mùa vịt, đây là thời điểm người chăn nuôi lùa đàn vịt ra cánh đồng lúa vừa gặt để ăn mót những hạt thóc rơi vãi sau khi gặt.

ruong13

Cánh đồng lúa xã Đại Hưng, một trong những xã rất gần với chùa Hương.

ruong14

Những cánh diều tuổi thơ trên đồng lúa trong một buổi hoàng hôn.

ruong15

Hoàng hôn trên cánh đồng Mỹ Đức.

Theo Dân Trí

Bài viết cùng chủ đề:

    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...
    12

    Nam Định – vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử

    Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu… Nơi có...
    30 1

    Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh

     Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang với Hàn Quốc. Theo kế hoạch, các hoạt động chính của lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025 tại thành phố...
    2

    Nghề ‘phơi nắng’ ở Sa Huỳnh và ngôi miếu cổ huyền bí

    Cạnh đồng muối Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) có ngôi miếu cổ được xây dựng từ sự chung sức, đồng lòng của diêm dân địa phương. Đây là nơi thờ cúng ông tổ nghề muối ở Sa Huỳnh. “Nghe ông bà kể lại, ngôi miếu này được xây dựng hàng trăm năm trước nhưng do...

Được quan tâm