Cảnh đẹp xứ Huế trong ‘Em và Trịnh’ khiến du khách say đắm

Trần Hùng 210 lượt xem 23 Tháng Sáu, 2022

Nhiều cảnh đẹp xứ Huế xuất hiện trong bối cảnh phim “Em và Trịnh”. Đây là những nơi được du khách yêu thích khi tới mảnh đất này du lịch.

Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 3.59.11 CH
Trong phân đoạn Trịnh Công Sơn đi theo dấu chân Bích Diễm dưới mưa, khán giả có thể thấy hình ảnh của nhà thờ Phủ Cam – một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế, nằm trên một ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả ở bờ nam sông Hương (Ảnh: Phim Em và Trịnh)
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 3.59.18 CH
Nhà thờ Phủ Cam (tên đầy đủ là Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam) thuộc địa phận phường Phước Vĩnh. Nhà thờ này bắt đầu hình thành từ những năm 1682, dưới thời các chúa Nguyễn với xuất phát điểm là ngôi nhà nguyện tranh tre do linh mục Langlois dựng nên. Nhà thờ trải qua nhiều lần xây dựng, thay đổi về kiến trúc. Diện mạo hiện tại được tu sửa dựa trên công trình do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Đây là địa điểm quen thuộc với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến xứ Huế (Ảnh: htr.onthego)
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 3.59.26 CH
Cảnh Trịnh Công Sơn ngắm nhìn người trong mộng – Bích Diễm được quay tại chính căn nhà cũ của ông ở xứ Huế. Ngày nay, căn nhà là quán cà phê Gác Trịnh, nằm yên bình trên con phố Nguyễn Trường Tộ. Cách đó không xa là trường nữ sinh Đồng Khánh, nay là THPT Hai Bà Trưng, TP Huế. Ngôi trường được vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên xây dựng, mang tên Đồng Khánh để thể hiện sự tôn kính của Khải Định với vua cha Đồng Khánh (Ảnh: Phim Em và Trịnh)
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 3.59.34 CH
Cà phê Gác Trịnh được hình thành từ năm 2013, là điểm hẹn của những người yêu mến cố nhạc sĩ tài hoa
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 3.59.48 CH
Nơi đây còn lưu giữ những kỷ vật của ông, tranh ảnh lưu niệm bạn bè, do gia đình ông tặng lại. Trong đó có những kỷ vật quý như ảnh của danh ca Khánh Ly gửi tặng, hay thư tình Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 3.59.57 CH
Trong ‘Em và Trịnh’, căn nhà của hai chị em Bích Diễm và Dao Ánh xuất hiện nhiều lần, được lấy bối cảnh tại nhà vườn An Hiên, một điểm đến quen thuộc với du khách ghé thăm xứ Huế
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 4.00.06 CH
Khu nhà vườn này nằm ở bờ bắc sông Hương, cách không xa chùa Thiên Mụ. Nơi đây mang kiến trúc nhà vườn xứ Huế. Công trình rộng tới gần 5.000 m2, quay hướng chính về phía sông Hương
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 4.00.18 CH
Nơi Trịnh Công Sơn và Dao Ánh gặp gỡ là cửa Hiển Nhơn. Cửa nằm ở phía đông của Hoàng Thành trên đường Đoàn Thị Điểm, TP Huế
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 4.00.28 CH
Hiện tại cửa Hiển Nhơn chỉ dùng cho nhân viên trung tâm Bảo tồn Cố đô Huế ra vào, không mở cửa cho khách tham quan theo lối này, ngoại trừ những ngày lễ hội khi có nhiều du khách tham quan nhưng bạn vẫn có thể đứng trước cổng để chụp ảnh, chiêm ngưỡng hoa văn tinh xảo
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 4.00.36 CH
Cầu Trường Tiền xuất hiện trong những đoạn phim tái hiện mối tình của Dao Ánh và nhạc sĩ họ Trịnh
Anh chup Man hinh 1443 11 24 luc 4.01.09 CH
Cây cầu này là một trong những biểu tượng du lịch của Huế. Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương, nằm giữa trung tâm TP Huế. Cây cầu hợp màu phim cũ, thường được các nhà làm phim ưu ái chọn làm điểm quay phim. Công trình hoàn thành năm 1899 dưới thời vua Thành Thái, dài khoảng hơn 400m, lòng cầu rộng 6m

Theo VietNamNet

Bài viết cùng chủ đề:

Được quan tâm