Căn hầm bí mật trong ngôi đình cổ ở TPHCM

Huyền Linh 135 lượt xem 21 Tháng Mười Hai, 2023

Căn hầm bí mật dài gần 100m nằm ngay dưới chánh điện đình cổ Phong Phú từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay.

55

Theo ghi chép còn sót lại và lời kể của dân làng, đình Phong Phú được xây dựng cách đây khoảng 140 năm, là nơi thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người dân Việt. Ngôi đình cổ hiện nằm trên đường Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức.

56

Đình Phong Phú gắn liền với các sự kiện lịch sử cách mạng diễn ra liên tục tại đây trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tại đây, hiện vẫn còn đường hầm bí mật được đào xong từ năm 1959, là nơi hoạt động của bộ đội.

57

Lối xuống hầm hình tròn, rộng khoảng 40cm, chỉ đủ một người lớn chui lọt. Hầm có bậc thang đi xuống, sâu khoảng 2m.

58

Hầm có chiều dài gần 100m, rộng khoảng 50cm, cao từ 1,5 đến 1,7m được trét xi măng kiên cố.

59

Bên trong hầm được chia thành nhiều khu vực để trữ lương thực, vũ khí.

60

Giữa hầm là khu vực rộng khoảng 2m2, có xây bậc để ngồi, nghỉ ngơi, hội họp bí mật của các chiến sĩ cách mạng.

61

Lối thoát hầm dẫn ra khu rừng cây rậm rạp, cách đình khoảng 100m. Trước đây, lối thoát được nguỵ trang thành ụ mối.

62

Lỗ thông hơi được nguỵ trang trong rừng cây. Ngày nay, Ban quản lý đình đã xây dựng kiên cố để bảo quản và cho du khách tham quan.

63

Ngôi đình thờ Thành Hoàng, hằng năm, lễ Kỳ Yên diễn ra trong 3 ngày, từ 14 -16 tháng 11 âm lịch.

64

Với giá trị bề dày lịch sử cùng với những đóng góp cho công cuộc cách mạng, đình Phong Phú đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử quốc gia từ năm 1993.

Theo BÁO PHỤ NỮ

Bài viết cùng chủ đề:

    1 14

    Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’

    Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí… “phim con heo”. Trong thập niên 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng...
    1 10

    Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn – Ga xe lửa Sài Gòn

    Tọa lạc trong Vườn Bách thảo Sài Gòn. Thời Pháp gọi là Viện bảo tàng Blanchard de la Brosse, đặt theo tên thống đốc Nam kỳ, người đã cho khởi công xây bảo tàng. Bảo tàng Blanchard de la Brosse – Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn Bảo tàng thành lập vào năm 1929, còn...
    11 1

    Chuyện làm đẹp của chị em thời bao cấp

    Những chuyện làm đẹp thời bao cấp như dùng đũa cả để quấn xoăn tóc, bắt chấy bằng dầu hỏa… luôn là những ký ức khó quên của chị em phụ nữ Việt một thời. Làm đẹp thời bao cấp là một đề tài buôn chuyện thú vị của nhiều người thế hệ trước. Buồn...
    29

    Sài Gòn du lãm: Tính cách, trang phục và trang sức của người An Nam

    […] Cuộc chinh phục xứ sở rộng lớn này không phải không tốn nhiều xương máu. Chiến dịch ấy đã rất tàn khốc và khó khăn. Thời kỳ đó người ta chưa có xu thế bành trướng, chưa bóp méo các kế hoạch thực dân và chưa trì hoãn những cuộc chinh phục dứt khoát vì lý...
    5 2

    Một thời xe điện lang keng

    Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2021, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có thể nói sau gần 70 năm ngừng hôạt động, xe điện mới lại có mặt ở Sài Gòn. Xin lưu ý, người Sài Gòn xưa...

Được quan tâm