Căn hầm bí mật trong ngôi đình cổ ở TPHCM

Huyền Linh 219 lượt xem 21 Tháng Mười Hai, 2023

Căn hầm bí mật dài gần 100m nằm ngay dưới chánh điện đình cổ Phong Phú từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay.

55

Theo ghi chép còn sót lại và lời kể của dân làng, đình Phong Phú được xây dựng cách đây khoảng 140 năm, là nơi thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người dân Việt. Ngôi đình cổ hiện nằm trên đường Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức.

56

Đình Phong Phú gắn liền với các sự kiện lịch sử cách mạng diễn ra liên tục tại đây trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tại đây, hiện vẫn còn đường hầm bí mật được đào xong từ năm 1959, là nơi hoạt động của bộ đội.

57

Lối xuống hầm hình tròn, rộng khoảng 40cm, chỉ đủ một người lớn chui lọt. Hầm có bậc thang đi xuống, sâu khoảng 2m.

58

Hầm có chiều dài gần 100m, rộng khoảng 50cm, cao từ 1,5 đến 1,7m được trét xi măng kiên cố.

59

Bên trong hầm được chia thành nhiều khu vực để trữ lương thực, vũ khí.

60

Giữa hầm là khu vực rộng khoảng 2m2, có xây bậc để ngồi, nghỉ ngơi, hội họp bí mật của các chiến sĩ cách mạng.

61

Lối thoát hầm dẫn ra khu rừng cây rậm rạp, cách đình khoảng 100m. Trước đây, lối thoát được nguỵ trang thành ụ mối.

62

Lỗ thông hơi được nguỵ trang trong rừng cây. Ngày nay, Ban quản lý đình đã xây dựng kiên cố để bảo quản và cho du khách tham quan.

63

Ngôi đình thờ Thành Hoàng, hằng năm, lễ Kỳ Yên diễn ra trong 3 ngày, từ 14 -16 tháng 11 âm lịch.

64

Với giá trị bề dày lịch sử cùng với những đóng góp cho công cuộc cách mạng, đình Phong Phú đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử quốc gia từ năm 1993.

Theo BÁO PHỤ NỮ

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm