Do chỉ tồn tại một thời gian không dài trong giai đoạn lịch sử vô cùng biến động, các cổ vật nhà Mạc để lại cho hậu thế không nhiều như các triều đại khác nhưng rất có bản sắc riêng.
Gạch trang trí hình ngựa có cánh (pegasus) thời nhà Mạc, thế kỷ 16, cổ vật của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà Mạc bắt đầu khi Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6/1527.Đồng tiền “Minh Đức thông bảo” lưu hành thời Mạc Thái Tổ (1527-1529). Đến năm 1593, vương triều Mạc suy vong sau khi cha con vua Mạc Hậu Hợp – Mạc Toàn bị quân đội Lê-Trịnh đánh bại. Tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của nhà Mạc là gần 66 năm.Tượng nghê thời Mạc, niên đại thế kỷ 16-17. Sau biến cố 1593, hậu duệ nhà Mạc rút lên khu vực miền núi phía Bắc và tiếp tục kháng cự cho đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.Chân đèn gốm, đồ thờ thời Mạc, thế kỷ 16-17. Do chỉ tồn tại một thời gian không dài trong giai đoạn lịch sử vô cùng biến động, các cổ vật nhà Mạc để lại cho hậu thế không nhiều như các triều đại khác.Lư hương thời Mạc, thế kỷ 16-17. Cổ vật thời Mạc tồn tại đến nay phần nhiều là các loại đồ gốm thờ cúng. Dưới thời Mạc, sản xuất đồ gốm phát triển mạnh và để lại một số loại hình hiện vật có bản sắc riêng như chân đèn, lư lương.
Các hình tượng truyền thống trên gốm Mạc được kết hợp với kỹ thuật vẽ làm bằng bút lông, đắp chạm nổi, dán ghép và khắc chìm, làm tăng thêm hiệu quả trang trí.Các loại chân đèn, lư hương thời Mạc thường có minh văn là chữ Hán – Nôm, cho biết thông tin về niên đại, thân thế nghệ nhân, những người đóng góp cung tiến đồ thờ cho đền, chùa, miếu…Một số món đồ gốm thời Mạc khác được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh: Lư hương gốm men nâu.Chân đèn hình nghê bằng gốm men màu.Lư hương và đĩa thờ bằng gốm men xanh – trắng.
Trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ chất vấn đối với các lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội;...
Vườn dã quỳ nở vàng giúp người dân thủ đô có thêm lựa chọn chụp ảnh mà không cần lên Ba Vì. Hằng năm, cứ đến mùa dã quỳ nở, người dân thủ đô lại ùn ùn kéo nhau tới vườn quốc gia Ba Vì để chụp ảnh. Nhận thấy tiềm năng và vẻ đẹp...
Di tích thành cổ Diên Khánh có niên đại 230 năm được công nhận là di tích quốc gia, đang xuống cấp trở thành nơi xả rác, phóng uế, cỏ dại mọc um tùm. Di tích thành cổ thành nơi xả rác Tại cửa Đông, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Đây là cổng khách...
Dù cầu Ông Lãnh là địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM, nhiều người không biết ông Lãnh là ai. Cây cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối trái cây, thủy hải sản lớn nhất thành phố từng nằm...
Trên đường tiến vào Xiêm Riệp để viếng thăm Angkor Wat tráng lệ của đất nước Campuchia, du khách có thể dừng chân ít phút chiêm ngưỡng nét cổ xưa của cầu Kompong Kdei. Cầu Kompong Kdei hay còn gọi là cầu Spean Praptos, được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới thời vua Chayravaman...