Cảm nhận “Hương xuân Tây Bắc” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Huyền Linh 45 lượt xem 23 Tháng Bảy, 2024

“Xuân về bản em”, “Tết Mạ Grợ – cầu phúc, cầu may” của đồng bào dân tộc Khơ Mú, “Chợ phiên – Chào năm mới” cùng hát múa, diễn xướng dân gian của các dân tộc phía Bắc khi mùa xuân về là điểm nhấn tháng 1/2024 tại ngôi nhà chung 54 dân tộc anh em.

Từ ngày 1 đến 31/1/2024, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Hương xuân Tây Bắc” nhằm giới thiệu không khí đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống và tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp đầu năm mới 2024.

Các hoạt động tháng 1 với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Bahnar, Xê Đăng, Raglai, Ê Đê, Khmer) đến từ các địa phương trên cả nước để cùng đón Tết đến, Xuân về.

Điểm nhấn nổi bật là du khách sẽ cùng cảm nhận không khí đón xuân rất đặc trưng khi hòa mình vào chương trình “Chợ phiên – Chào năm mới 2024” và chương trình “ Xuân về bản em” với các tiết mục hát múa, diễn xướng dân gian của các dân tộc phía Bắc khi mùa xuân về. Cùng với đó, không khí ngày xuân đậm nét của các dân tộc phía Bắc sẽ được thể hiện qua trò chơi dân gian, sản vật truyền thống, những món ăn ngày xuân.

20
Chợ phiên là nét văn hóa vùng cao phía Bắc

Một điểm đặc biệt nữa khi du khách đến với ngôi nhà chung dịp này sẽ được tìm hiểu về Tết Mạ Grợ – cầu phúc, cầu may của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Hằng năm, sau khi gặt hái mùa màng xong, khoảng tháng 11-12 âm lịch, các gia đình lại chuẩn bị các điều kiện, chọn ngày đẹp để tổ chức lễ cầu may, cầu phúc. Nghi lễ cầu may, cầu phúc là Tết lớn nhất trong năm của người Khơ Mú, mang ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, là dịp để con cháu dâng lễ lên tổ tiên, mời tổ tiên về ăn tết với con cháu. Đồng thời đây cũng là dịp làm lễ cho các thành viên trong gia đình, cầu mong các thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh. Nghi lễ được diễn ra trong quy mô từng gia đình, có sự tham gia của họ hàng, bà con dân bản.

Nghi lễ cầu may, cầu phúc của người Khơ Mú được tổ chức để tiễn những rủi ro, ốm đau của năm cũ, đón năm mới với mong muốn con người khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật, làm ăn phát đạt. Là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, nhớ về tổ tiên. Là nghi lễ truyền thống mang yếu tố tín ngưỡng tâm linh sâu sắc của người Khơ Mú, thể hiện tính cộng đồng, đoàn kết của những người trong gia đình, dòng họ, làng bản.

21
Đồng bào Khơ Mú trong Tết Grơ. Ảnh: internet

Cũng trong tháng 1 này, tại Làng VHDL các DTVN còn có chương trình giao lưu “Vui Xuân đón Tết cổ truyền” của các dân tộc tại Làng với các hoạt động chuẩn bị, trang trí không gian đón Tết, bày mâm ngũ quả, cành đào; treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và trang trí không gian nhà theo đúng phong tục ngày tết của các dân tộc…

Đáng chú ý, đồng bào các dân tộc còn thể hiện những nét đặc sắc trong chương trình “Dựng Nêu ngày Tết”. Đây là phong tục lâu đời, rất có ý nghĩa đối với nhiều dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Dựng cây nêu không chỉ thể hiện ý nghĩa “tống cựu, nghinh tân”, biểu tượng tâm linh mà còn chuyển tải nhân sinh quan tốt đẹp. Người Việt coi cây nêu là trục vũ trụ, là cột nối giữa trời và đất. Dựng nêu cũng là hoạt động được tổ chức đều đặn hàng năm tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm giới thiệu với du khách những phong tục lâu đời trong Tết Việt. Ngọn nêu vươn cao, mang theo ước vọng về một năm mới bình yên, hạnh phúc, thuận hòa tại “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em.

22
Dựng cây nêu trong ngày Tết là phong tục của nhiều dân tộc anh em.

Trong không khí đón xuân mới, “Bữa cơm đoàn viên” sẽ được tổ chức với sự tham gia của đông đảo bà con đồng bào dân tộc đang sinh sống và hoạt động tại Làng, thể hiện sự đoàn kết, gắn kết, chia sẻ và quan tâm lẫn nhau.

Bên cạnh đó là các hoạt động hằng ngày, cuối tuần với các chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu, làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm… nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Theo VOV

Bài viết cùng chủ đề:

    10 1

    Làng Tà Lài đẹp như phim của Ká Tuyền mang giấc mơ bảo tồn giá trị văn hóa bản địa ở Đồng Nai

    Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài – Tà Lài Eco Lodge ra đời là hoài bão của cô gái trẻ, góp phần bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng. Nghề truyền thống ở làng Tà Lài đang mất dần...
    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...
    4

    Thúc đẩy tiềm năng du lịch Quảng Trị

    Năm nay tại Quảng Trị đã diễn ra hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch – có ý nghĩa mở hướng đi mới, đặc sắc cho ngành “công nghiệp không khói”. “Lễ hội vì hòa bình” tổ chức vào tháng 7 là sáng kiến mang tính chiến lược của tỉnh Quảng...

Được quan tâm