Cải tạo, sửa chữa di tích chùa cổ gần 200 tuổi ở Quy Nhơn

Huyền Linh 216 lượt xem 19 Tháng Ba, 2024

UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý với chủ trương cải tạo, sửa chữa di tích chùa Ông Nhiêu ở TP.Quy Nhơn.

Sáng 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Bình Định, cho biết di tích chùa Ông Nhiêu (P.Trần Hưng Đạo, TP.Quy Nhơn, Bình Định), hay còn gọi là đền Quan Thánh, bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do thời gian nên cần phải tu sửa, cải tạo.

“UBND tỉnh Bình Định cũng vừa có công văn đồng ý với chủ trương cải tạo, sửa chữa lại chùa Ông Nhiêu. Việc này nhằm mục đích bảo quản, tôn tạo di tích lịch sử, đồng thời tạo điểm nhấn để phát triển du lịch trên địa bàn TP.Quy Nhơn”, ông Chánh nói.

1 15
Chùa Ông Nhiêu nằm ở đường Bạch Đằng, P.Trần Hưng Đạo (TP.Quy Nhơn)
H.P

Cụ thể, UBND tỉnh Bình Định giao UBND TP.Quy Nhơn thực hiện điều chỉnh, bổ sung thiết kế tổng mặt bằng quy hoạch tu bổ di tích chùa Ông Nhiêu như đề nghị của Sở VH-TT, các ngành liên quan.

Sau khi quy hoạch thiết kế tổng thể mặt bằng điều chỉnh, bổ sung được cấp thẩm quyền chấp thuận, UBND TP.Quy Nhơn phối hợp với các ngành liên quan và đơn vị tư vấn khẩn trương lập, hoàn thiện thủ tục hồ sơ, công khai nội dung dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Ông Nhiêu để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, các nhà khoa học. Kinh phí cải tạo, sửa chữa lại di tích chùa Ông Nhiêu từ nguồn ngân sách của UBND TP.Quy Nhơn.

2 12
Khuôn viên chùa Ông Nhiêu
H.P

Di tích chùa Ông Nhiêu (ở đường Bạch Đằng, P.Trần Hưng Đạo), được xây dựng từ năm 1837, còn được biết đến với cái tên đền Quan Thánh. Đây là một công trình kiến trúc dân gian gần 200 năm tuổi, gắn liền với sự hình thành và phát triển của TP.Quy Nhơn. Di tích chùa Ông Nhiêu gắn với tín ngưỡng, văn hóa dân gian, thể hiện ước vọng của người dân với những điều tốt đẹp.

Năm 2002, di tích chùa Ông Nhiêu được công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, với diện tích bảo vệ khu vực 1 là hơn 922 m2. Năm 2016, UBND tỉnh quy hoạch mở rộng như hiện nay, diện tích hơn 1.217 m2. Chùa Ông Nhiêu đã trải qua nhiều lần tu sửa do các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng. Trong đó, lần tu sửa lớn nhất là năm 1960 và gần đây nhất là tháng 8.2015.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận
    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...
    12

    Nam Định – vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử

    Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu… Nơi có...
    30 1

    Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh

     Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang với Hàn Quốc. Theo kế hoạch, các hoạt động chính của lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025 tại thành phố...

Được quan tâm