Các mạng xã hội “tận thu” quảng cáo

Huyền Linh 240 lượt xem 6 Tháng Sáu, 2024

Instagram bắt đầu thử nghiệm quảng cáo “không thể bỏ qua”, bắt người dùng phải xem. Youtube cũng đang triển khai loại quảng cáo này. Vì sao họ làm thế?

1 11
Instagram bắt đầu thử nghiệm quảng cáo “không thể bỏ qua”

Quảng cáo trên Instagram hiện đang nằm kẹp giữa các nội dung của bạn bè người dùng. Gặp quảng cáo, người ta thường lướt qua nhanh, nhưng sắp tới không thể lướt qua được nữa. Meta đã xác nhận rằng họ đang thử nghiệm quảng cáo không thể bỏ qua trên Instagram. Quảng cáo sẽ chiếm màn hình ứng dụng kèm theo chiếc đồng hồ đếm ngược. Hết thời gian nhất định người dùng mới quay về được màn hình nội dung của mình. Tức là người dùng bắt buộc phải nhìn “cho kỹ” quảng cáo.

Instagram gọi đó là “Adbreak” (tạm dịch: nghỉ ngơi để xem quảng cáo). Cuộc thử nghiệm cho thấy Meta sẵn sàng làm những gì để thúc đẩy lợi nhuận của mình. Bởi vì, bất chấp mọi lời hoa mỹ về những công nghệ tiên tiến như “vũ trụ ảo metaverse” hay “cách mạng AI”, nguồn sống của Meta vẫn là quảng cáo.

Doanh thu của Meta đã tăng vọt trong quý trước và lợi nhuận tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái khi giá trung bình trên mỗi quảng cáo tăng (cùng với số lần hiển thị quảng cáo). Trong khi đó, bộ phận Reality Labs tập trung vào metaverse của Zuckerberg liên tục đốt tiền, gần 4 tỷ USD trong quý trước và 45 tỷ USD kể từ cuối năm 2020. Việc triển khai quảng cáo không thể bỏ qua có thể manh nha cho thấy một vấn đề rất lớn của gã khổng lồ mạng xã hội này: Meta đã không thể thúc đẩy tăng trưởng bằng việc đẩy mạnh những công nghệ “của tương lai” như thế giới ảo và AI.

Instagram không phải là mạng xã hội đầu tiên ép người dùng phải xem hết quảng cáo. Youtube cũng đang đi những bước đầu tiên trên con đường này. Đầu tiên là Youtube tăng nhiều quảng cáo. Sau đó, cuối năm 2023 vừa qua, Youtube bắt đầu ra tay, không cho những người dùng nào mà chặn quảng cáo của Youtube được xem video. Tức là Youtube bắt buộc người dùng phải xem hết quảng cáo.

Sự ép buộc này của Youtube đã gây ra một “cuộc chiến chặn quảng cáo”. Google liên tục ra các quy định ngăn cấm người dùng chặn quảng cáo. Các phần mềm chặn quảng cáo liên tục nâng cấp để lách qua sự ngăn cấm của Youtube. Bất chấp rất nhiều người dùng lên án, Youtube vẫn đang tiếp tục cuộc chiến bắt người dùng phải xem quảng cáo.

Vậy tại sao các ông lớn này lại trở nên “tận thu” quảng cáo, bất chấp sự phản đối của người dùng?

Nguyên nhân được cho là bởi các mạng xã hội này đã “kịch đường mở rộng”.

Các ông lớn công nghệ này đã phát triển lớn đến mức chạm vào bức tường tăng trưởng và ngay cả các công nghệ “hot” như AI cũng có thể không cứu được. Như bài phân tích trên trang Sherwood nói: Thế giới đã hết “đất” cho những công ty này mở rộng.

Mặc dù Meta vừa cho biết số lượng người dùng vẫn có tăng lên, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chững lại kể từ những ngày bùng nổ. Nguy hiểm hơn là lưu lượng truy cập của các mạng xã hội lớn đều giảm mạnh. Kể từ tháng 4 năm 2023, các trang web hàng đầu như Facebook, YouTube, Google và X đã mất lưu lượng truy cập. Chỉ riêng trang web của Facebook đã chứng kiến sự sụt giảm 28% kể từ năm 2021.

Suy cho cùng, hơn một phần ba dân số thế giới đã sử dụng ứng dụng của Meta hằng ngày. Như vậy, một cách bóng bẩy, đâu còn người để Facebook “quyến rũ” vào hệ sinh thái của mình nữa. Google cũng tương tự. Thành ra các ông lớn này đành phải “tận thu” người dùng hiện thời.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm