Bình Thủy nét đẹp cổ tại Cần Thơ

Dương Phong 238 lượt xem 19 Tháng Năm, 2021

Nhà cổ Bình Thủy ở thành phố Cần Thơ từ lâu đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn bởi sự giao thoa giữa kiến trúc Đông – Tây kết hợp.

541 nha co binh thuy

Nhà cổ Bình Thủy nằm ở địa chỉ số 142/144, đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Ngôi nhà thuộc sở hữu của gia đình họ Dương, xây lần đầu tiên vào năm 1870 trên diện tích đất khoảng 6.000m2, với mục đích làm nơi thờ cúng tổ tiên.

Chủ nhân hiện nay của ngôi nhà là ông Dương Minh Hiển cho biết, ngôi nhà được xây lại trong khoảng thời gian từ năm 1904 đến năm 1911. Sở dĩ mất nhiều thời gian xây được ngôi nhà như vậy vì hầu như các nguyên vật liệu đều phải đặt từ Pháp về.

692185e8127b34bd3be5aa5b4850abae
Phòng khách nhà cổ Bình Thủy. Ảnh: thietkebietthucodien.vn

Nhà cổ Bình Thủy cao hơn 3 mét, mang kiến trúc cổ của Pháp nhưng có sự giao thoa rõ nét của văn hóa Đông – Tây. Ngôi nhà được chia làm năm gian, hai chái, trong đó có 3 gian chính: gian trước để tiếp khách, gian giữa để thờ cúng tổ tiên, và gian sau là nơi sinh hoạt chung của gia đình.

Từ kiến trúc cho tới đồ đạc trong nhà đều được thiết kế và sưu tầm một cách công phu, có sự kết hợp Đông – Tây hài hòa. 6 thế hệ chủ nhân của ngôi nhà đều là những người yêu thích sưu tầm đồ cổ, vì thế đồ nội thất trong nhà cũng đều là đồ cổ. Điều này tạo nên vẻ đẹp riêng của ngôi nhà.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm nhưng khi bước vào nhà cổ Bình Thủy, du khách luôn cảm thấy mát mẻ, dù trong nhà không có hệ thống làm mát hay điều hòa nhiệt độ. Một phần là do ngôi nhà được xây cao cách mặt sàn 1 mét.

7323227fad80f78af91e17dffc039757
Ảnh: @vanphan7589

Bên cạnh đó, chủ nhân của ngôi nhà học theo cách làm của người xưa, trước khi lót nền bằng gạch đã cho rải đều một lớp muối hột dày hơn 10cm dưới nền, có tác dụng chống ẩm, chống mối mọt và làm thông thoáng không khí trong nhà. Ngoài ra, ngôi nhà được lợp bằng 3 lớp ngói, trong đó lớp ngói ngoài cùng được nhúng vôi bột trắng có tác dụng cách nhiệt, cũng có tác dụng tạo sự thông thoáng mát mẻ cho ngôi nhà.

Xung quanh ngôi nhà là những chậu hoa cây cảnh được tuyển chọn kỹ lưỡng, quanh năm nở hoa, xanh tốt, tô thêm vẻ hài hòa, gần gũi với thiên nhiên. Chủ nhân của ngôi nhà còn kỳ công sưu tập nhiều giống hoa lan và cây cảnh phong phú. Vì thế, ngôi nhà còn được gọi là “vườn lan Bình Thủy”.

Với giá trị đặc biệt về kiến trúc và thẩm mỹ, nhà cổ Bình Thủy được chọn làm bối cảnh cho nhiều bộ phim của Việt Nam như “Những nẻo đường phù sa”, “Người đẹp Tây Đô”, và bộ phim “Người tình” của đạo diễn J.J. Annaud. Qua bộ phim này, nhà cổ Bình Thủy trở nên nổi tiếng hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Ngôi nhà đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia.

Theo VOV

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...
    1 13

    Chương trình vui chơi giải trí Tết dương lịch 2025

    Hà Nội Sự kiện Lễ hội âm nhạc chào năm mới (Countdown) được tổ chức vào tối 31.12 tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và quảng trường Cách Mạng Tháng Tám để đón Tết dương lịch 2025. Sẽ có nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật tại các địa phương của TP, trong không...
    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...

Được quan tâm