Mặt trời vừa ló dạng, chợ cá ở làng chài xã Mỹ An (H.Phù Mỹ, Bình Định) trở nên rôm rả, nhộn nhịp. Tiếng tàu cá, thương lái, ngư dân và tiếng sóng biển hòa quyện vào nhau thành một nhịp điệu sôi động.
Khoảng 4 giờ 30 hằng ngày, hàng chục thương lái tập trung ở chợ cá bờ biển thôn Xuân Thạnh (xã Mỹ An, H.Phù Mỹ, Bình Định) để chờ các tàu cá đi đánh bắt hải sản cập bờ.
Khi tàu cá cập bờ, ngư dân vận chuyển hải sản lên thúng chai để đưa vào bờ bán cho các thương lái ẢNH: HẢI PHONGCá chưa đến bờ, các thương lái đã bơi ra tranh nhau mua, tạo nên khung cảnh rất nhộn nhịp ẢNH: HẢI PHONGBà Huỳnh Thị Xinh (60 tuổi, ở xã Mỹ Thắng, H.Phù Mỹ) cho biết, ngày nắng cũng như ngày mưa, cứ 4 giờ 30 hằng ngày bà đều có mặt ở bãi biển thôn Xuân Thạnh, xã Mỹ An để chờ tàu cá vào. Sau đó, bà mua cá rồi chở đi bán ở chợ địa phương.”Mỗi khi tàu vào có rất đông thương lái muốn mua cá. Tôi lớn tuổi nên khó khăn lắm mới mua được một số loại cá để đem ra chợ bán lại cho người dân kiếm lời”, bà Xinh nói ẢNH: HẢI PHONGNgày 15.10, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, phiên chợ cá dưới chân sóng ở biển Mỹ An họp rồi tan rất nhanh. Chợ đông tầm 5 giờ cho đến 7 giờ sáng, lúc này trên bờ biển có hàng trăm người quây quần bên các loại hải sản tươi sống như cá, mực, tôm… Ngoài thương lái, bất cứ ai có nhu cầu mua hải sản đều có thể đến đây để mua ẢNH: HẢI PHONGNgư dân Nguyễn Văn Nhỏ (51 tuổi, ở thôn Xuân Thạnh, xã Mỹ An) cho biết, ông làm nghề biển đã mấy chục năm rồi, chợ cá trên biển Mỹ An là chợ truyền thống từ lâu đời của người dân nơi đây. Cứ mỗi lần đi đánh bắt hải sản xong, các tàu cá lại về bờ biển Mỹ An để bán cho thương lái. “Mỗi ngày có hàng chục tàu cá lớn, nhỏ vào bờ biển Mỹ An để bán cá cho thương lái. Chợ cá ở đây chỉ đông vào sáng sớm, vì hải sản thường đánh bắt vào ban đêm, gần sáng tàu cá lại vào bờ bán cho thương lái”, ngư dân Nhỏ cho biết ẢNH: HẢI PHONGTàu lớn không vào bờ được, phải neo đậu cách bờ khoảng 50 – 100 m, chủ tàu dùng thuyền thúng vận chuyển hải sản vào bờ. Trên bờ, thương lái chờ đợi sẵn để thu mua những mẻ cá còn tươi rói ẢNH: HẢI PHONGKhi thuyền thúng còn rất xa bờ, các thương lái, chủ yếu là phụ nữ, đã bơi ra để mua cá ngay trên biển ẢNH: HẢI PHONGChợ cá cũng tạo thu nhập cho rất nhiều phụ nữ làng chài bằng việc gánh cá thuê. Mỗi gánh cá được gánh từ bờ biển lên đến đường bê tông, với đoạn đường khoảng 300 m, người gánh được trả công 20.000 đồng ẢNH: HẢI PHONGPhiên chợ cá vào mỗi sớm mai ở nơi chân sóng trông thật bình dị, mang đậm bản sắc văn hóa của người dân làng chài miền Trung ẢNH: HẢI PHONG
Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...