Lăng mộ đá thời Lê Trịnh nằm trong khuôn viên một nhà dân ở thôn Bình Vọng, (xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội). Từ bao nhiêu năm nay, lăng mộ đá này vẫn hiển hiện trên gò đất nhưng ít người biết đến.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng gần 20 km số về phía Nam, làng Bình Vọng (xã Văn Bình huyện Thường Tín, Hà Nội) có một lăng mộ đá nằm trên một gò đất rộng khoảng 200 m2. Theo những chứng tích còn lại trong lăng mộ thì lăng mộ có từ thời Lê Trịnh.Người dân trong làng cũng không biết được lăng mộ này có từ bao giờ, ông Nguyễn Văn Hợi (xã Văn Bình huyện Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ: “Ngay từ nhỏ tôi đã thấy lăng mộ hiện hữu ở đó, tôi cùng những đứa trẻ trong làng vẫn thường hay leo trèo trong khu lăng mộ chơi đùa. Cho đến nay tôi đã gần 70 tuổi rồi, lăng mộ vẫn còn ở đó một cách đầy bí ẩn”.Trong sập đá khám thờ có hai bài vị đá. Bài vị bên trái (theo hướng nhìn ra) có ghi dòng chữ: “Thị nội Giám ty Lễ giám Thái giám Đề đốc Hiệp vệ Khuê Quận công tặng Thiếu bảo Nguyễn tướng công hiệu Thuần Hòa tặng thụy Thuần Cẩn am chủ”.Nghĩa là: Am chủ là tướng công Đề đốc Hiệp vệ Nguyễn Khuê, tên hiệu là Thuần Hòa, là Thị nội Giám ty Lễ giám Thái giám được tặng chức Thiếu Bảo, khi mất được ban tên thụy là Thuần Cẩn.Bài vị bên phải có dòng chữ: “Quận phu nhân Lê quý thị hiệu Diệu Tín am chủ”. Nghĩa là: Am chủ là bà quận phu nhân họ Lê hiệu là Diệu Tín”. Như vậy, am mộ đá là song táng vợ chồng ngài quan Thái giám Nguyễn Khuê.Tượng phía trái nhìn từ trong ra tạc một võ sĩ hai tay nắm lấy kiếm. Bên cạnh tượng phía trên có dòng chữ: “Tả thủ môn Trương Nghĩa Sĩ”.Nghĩa là: Nghĩa sĩ giữ cửa bên trái họ Trương. Tượng bên phải là một lão nô hai tay cầm thanh đao. Bên cạnh phía trên có dòng chữ: “Hữu thủ môn Lý Lão Nô”. Nghĩa là: Lão nô giữ cửa bên phải họ Lý.Am mộ được dựng trên nền đá có hình vuông, mỗi chiều khoảng 2,5 m, cao khoảng 2 m. Cửa am mộ ở phía Nam. Am mộ như ngôi nhà có hiên chạy xung quanh. Bốn góc là 4 cột đá chống đỡ. Các đầu đao được tạo hình vân mây. Mái có đầu đốc. Hai bên đầu hồi là họa tiết vân mây hình lá đề. Ở thành am phía Bắc và Tây là hình cửa hai cánh. Mỗi cánh có 6 thang ngang. Giữa thành am mộ phía Đông là bia đá.Phía trước, trên bậc đi lên am mộ đá Khuê quận công dựng hai con chó đá. Đây cũng là điểm khác biệt với lăng mộ Quận Vân ở xã Vân Tảo (cùng huyện, cách đó vài km) dựng tượng người và tượng voi, ngựa, nghê đá, chó đá trước lăng. Về niên đại, lăng Quận Vân dựng năm 1733, tức là sau am mộ Khuê Quận công 2 năm.
Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...