Bí ẩn ‘bàn chân tiên’ trên dãy núi Hồng Lĩnh

Hoàng Thơ 116 lượt xem 26 Tháng Mười, 2023

Chùa Chân Tiên gắn với những câu chuyện mang màu sắc huyền bí về truyền thuyết Tiên giáng trần được dân gian truyền tụng từ xưa. Trong đó, câu chuyện “bàn chân tiên” vẫn là điều kỳ bí được nhiều người nhắc tới.

1 1697956115959478901432
Chùa Chân Tiên (hay còn gọi là Chân Tiên tự) được xây dựng vào đời nhà Trần (thế kỷ XIII) trên núi Tiên An tại xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), một trong 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh, được tôn xưng là “Tiên An đệ nhất danh lam”.
2 16979561242691892852473
Chùa được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ XIII). Mặc dù được xây dựng từ lâu và trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa hiện vẫn giữ được sự thâm nghiêm, cổ kính với những nét kiến trúc đặc trưng của thời Trần. Không chỉ là một di tích nổi tiếng của mảnh đất Lộc Hà, chùa Chân Tiên còn là di tích lịch sử cách mạng, là chứng tích lịch sử hào hùng của ông cha. Theo các tư liệu lịch sử, chùa Chân Tiên từng là căn cứ luyện tập của nghĩa quân trong phong trào Cần Vương, là nơi tập trung của tầng lớp nho sĩ biểu tình chống thuế ở xứ Trung Kỳ.
3 1697956130539463964140
Sự ra đời của ngôi chùa Chân Tiên gắn với những câu chuyện mang màu sắc huyền bí về truyền thuyết Tiên giáng trần được dân gian truyền tụng từ xưa. Tương truyền, khi xưa có một đoàn tiên nữ nhà trời, sau khi xin phép mẫu Cửu Trùng xuống thăm thú chốn hạ giới đã chọn đỉnh Tiên An làm nơi dừng chân.
5 1697956147211563529926
Sau khi vãn cảnh núi sông, hang động… các tiên nữ cùng xuống hồ nước ngay phía trước núi để tắm, rồi lại rủ nhau lên một tảng đá cạnh hồ ngồi đánh cờ, say sưa với cảnh hoa thơm cỏ lạ, suối nước trong xanh nên chẳng chịu rời đi.
6 16979561472221572688085
Trong lúc chơi đùa, một nàng tiên đuổi theo con bướm vàng 6 cánh vô tình dẫm phải một cái lông nhím, chân bị đau, nàng không thể đi được nên phải dùng ngựa thần để về trời.
z4804894690751568c7fb4843c6212c69f1f56dbf2a3f3 1697956181629336449113
Trước khi về, các nàng tiên khác dùng nước suối Ngọc để rửa chân cho nàng và gót ngọc đã in dấu trên mặt đá cùng dấu chân ngựa thần. Cạnh chùa có giếng Tiên, dù chỉ sâu khoảng 2 mét nhưng nước không bao giờ cạn, thường được dân trong vùng tới xin về để uống.
9 1697956164712620445768
Hiện nay, nhiều dấu tích còn để lại mà người dân ở đây cho rằng đó những là gì còn sót lại của các vị tiên đặt chân đến như Động Trúc, Động Mai, Động Thạch Thất, Động Đá Người… và nhiều hang đá xưa có tiếng như: Đá Bắt Chí, đá Giả Gạo, đá Cối Xay, Hang 12 cửa… Tuy nhiên, vết tích rõ nhất minh chứng cho việc các thần tiên từng đặt chân đến đây đó là: Dấu chân ông Bành Tổ, Vết chân Tiên nữ, Vó ngựa, suối Ngọc hay Bàu Tiên, bàn cờ Tiên, giếng Tiên, thạch kim quy… Mỗi dấu tích này gắn với một câu chuyện rất kì bí, khó giải thích được.
11 16979567172561089950046
Theo người dân địa phương, rừng thông nằm trên đỉnh Am Tiên là của tự nhiên, không phải do con người trồng. Tất cả những gì thuộc về núi Am Tiên đều là của thiên nhiên. Người dân Thịnh Lộc tôn kính ngôi chùa và quý trọng những báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Hàng năm, vào ngày 3/3 Âm lịch, các vị tăng ni phật tử, du khách và đạo hữu gần xa lại về lễ chùa vãn cảnh, cầu nguyện và trở thành ngày hội truyền thống của người dân địa phương.
10 1697956181618512995226
Lãnh đạo xã Thịnh Lộc cho biết, Chùa Chân Tiên là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và thiêng liêng, được người dân địa phương cũng như du khách trân trọng, gìn giữ. Sự tích của chùa gắn với nhiều điển tích linh thiêng, đây trở thành điểm văn hóa tâm linh của người dân trong và ngoài xã.

Nguyễn Sơn

Nguồn: Sức Khỏe và Đời Sống

Bài viết cùng chủ đề:

    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...
    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    9d6f8fb2 b00f 4932 ad4d 367cc2ca12e4

    Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

    Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện...

Được quan tâm