Bánh Ngải của người Tày

Huyền Linh 176 lượt xem 1 Tháng Tám, 2024

Giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, dân tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào Tết Thanh minh, đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.

Để làm bánh ngải, người Tày chọn nếp nương và không được lẫn gạo tẻ. Đường để làm nhân bánh cũng phải lựa chọn rất cẩn thận, phải chọn đường phên có màu vàng, ngọt và không có sạn.

1 1

Lá ngải rửa sạch, đun trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ. Để có nước tro tốt, người ta chọn tro sạch, tốt nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh. Tro sạch được lèn vào rá tre, để rá trên chậu tạo khoảng cách cho nước từ rá chảy xuống. Người ta đổ nước từ từ vào tro cho ngấm dần rồi chảy xuống chậu. Nước tro lúc đầu đặc có màu cà phê, sau loãng dần. Lá ngải đun trong nước tro rất chóng nhừ. Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ sơ (gân lá, cuống lá già), vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay.

Gạo làm bánh được ngâm từ tối hôm trước rồi đem đồ chín thành xôi vừa độ dẻo. Trong quá trình đồ, khi lên hơi, người ta thường tưới thêm lần nước để khi giã bánh sẽ dẻo hơn.

Trong khi chờ xôi chín sẽ chuẩn bị nhân bánh, người ta đun đường phên lên thành mật sau đó trộn mật với vừng đen rang chín giã nhỏ. Nhân bánh chính là bí quyết tạo ra hương vị thơm ngon cho chiếc bánh. Xôi đồ chín giã ngay lúc còn nóng cùng với lá ngải để bánh mềm, mịn và dẻo. Sau khi xôi giã nhuyễn, các bà, các mẹ sẽ nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh. Bánh được nặn thành hình tròn sau đó ấn dẹt ra, cho thìa nhân vào giữa, rồi gói vỏ bánh lại bọc kín lớp nhân bên trong thành hình như chiếc bánh dày là được.

Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát.

Tết Thanh minh, nếu có dịp lên Phú Lương vào vùng dân tộc Tày sinh sống thể nào du khách cũng được thưởng thức món bánh ngải đặc sản và dân giã này.

Theo VOV

Bài viết cùng chủ đề:

    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...
    12 4

    Chầm chậm nhé, hoa sưa

    Hà Nội mùa nào hoa sấu? Hà Nội mùa nào hoa sưa? Hoa sấu nở vào đầu hạ, còn hoa sưa chọn cữ cuối tháng Hai, đầu tháng Ba âm lịch, khi đất trời và phố phường còn đang say ngủ trong màn mưa bụi, khi hoa bưởi, hoa ban còn chưa nhạt sắc. Bất...
    11 4

    Triển lãm và chiếu phim nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Viện Phim Việt Nam chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chương trình triển lãm và chiếu phim nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý...
    8 4

    Chuỗi triển lãm hơn 700 tranh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông

    Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông, một chuỗi triển lãm sẽ được tổ chức, giới thiệu hơn 700 tác phẩm của ông với công chúng. Ngày 13/3, tại Nhà triển lãm 92 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP HCM đã diễn ra buổi giới thiệu 3.000 tác phẩm của...
    1 4

    Ấn tượng show diễn thực cảnh ‘Huyền tích U Va’

    Show diễn “Huyền tích U Va” mang đến cho du khách những câu chuyện của người Thái, từ các dấu ấn cổ xưa, huyền tích, đến các nét văn hóa gắn liền với đời sống của đồng bào… Tối 13/3/2025, tại bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên...

Được quan tâm