Bamboo Airways hoàn thành đồng nhất đội máy bay

Huyền Linh 105 lượt xem 26 Tháng Hai, 2024

Với việc đưa đội máy bay về đơn dòng Airbus A320/321, Bamboo Airways tiếp tục thực hiện các nội dung tái cấu trúc hoạt động, lao động, công nghệ.

1 30

Phù hợp với đề án tái cấu trúc Bamboo Airways đã được báo cáo với Chính phủ vào cuối tháng 11/2023, Bamboo Airways và đối tác cho thuê máy bay đã đạt được thỏa thuận chấm dứt sớm hợp đồng thuê 3 chiếc máy bay Embraer E190 sau lịch bay mùa Đông kết thúc cuối tháng 3 tới. Với kết quả này, sau khi đã ngừng khai thác loại máy bay Boeing B787-9 từ tháng 11/2023 và tiếp tục trả sớm các máy bay Embraer E190, từ tháng 4 năm nay Bamboo Airways sẽ chỉ khai thác dòng máy bay thân hẹp Airbus A320/321 trên mạng đường bay nội địa và quốc tế khu vực, theo đúng chiến lược, mô hình kinh doanh được chọn. Đội máy bay hành khách của Bamboo Airways từ tháng 4/2024 bao gồm 8 chiếc A320/321, dự kiến tăng lên 12 – 15 chiếc cùng loại vào cuối năm nay nếu các điều kiện tài chính, thị trường thuận lợi.

Trong đợt tái cấu trúc này, hãng sẽ ngừng các đường bay khai thác toàn bộ hoặc một phần bằng loại máy bay Embraer E190, bao gồm từ Hà Nội và TP HCM đi Côn Đảo, Huế và từ Hà Nội đi Đồng Hới. Hãng tập trung khai thác các đường bay trục Bắc – Nam giữa Hà Nội và TP HCM, từ Hà Nội và TP HCM đi Đà Nẵng và các địa phương trong nước có dung lượng thị trường lớn.

Embraer E190 là loại máy bay phản lực cỡ nhỏ do Brazil sản xuất, được giới chuyên gia đánh giá không còn phù hợp với thị trường hàng không Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Máy bay có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn – loại sân bay này hiện còn rất ít ở Việt Nam, cả nước chỉ còn 3 sân bay như vậy ở Côn Đảo, Cà Mau và Rạch Giá, trong đó 2 sân bay Côn Đảo, Cà Mau đều đã được định hướng sẽ mở rộng và kéo dài đường băng để tiếp nhận được Airbus A320/321. Loại máy bay Embraer E190 có mức tiêu thụ nhiên liệu cao (gần bằng Airbus A320/321, trong khi số khách chở được chỉ bằng một nửa), không hiệu quả trong bối cảnh giá xăng dầu cao hiện nay, không phù hợp với xu thế thế giới về giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, hướng tới các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu hoặc sử dụng nhiên liệu hàng không thân thiện với môi trường. Ở Việt Nam và trong khu vực không có loại máy bay Embraer E190, do vậy, việc bảo dưỡng máy bay, mua sắm vật tư, khí tài rất phức tạp và tốn kém (chủ yếu với các cơ sở kỹ thuật đặt tại châu Âu). Công tác đào tạo, huấn luyện định kỳ cho phi công cũng phải thực hiện ở nước ngoài, trong khi ở Việt Nam có sẵn hạ tầng bảo dưỡng máy bay, huấn luyện, đào tạo cho dòng máy bay A320/321. Đặc biệt, trong điều kiện quy định trần giá vé máy bay nội địa, loại máy bay này gây lỗ lớn cho hoạt động vận tải hàng không của Bamboo Airways và không có cơ hội cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Phần lớn các sân bay được Bamboo Airways khai thác bằng máy bay Embraer đều nằm trong kế hoạch đầu tư nâng cấp, mở rộng của Chính phủ và cơ quan chức năng để đón các máy bay có tải trọng lớn hơn, phục vụ nhu cầu của đông đảo hành khách trong và ngoài nước. Đây cũng là định hướng phù hợp với chiến lược đồng nhất cơ cấu đội bay của Bamboo Airways. Dự kiến sau khi hoàn thiện nâng cấp các sân bay ngách kể trên, Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại bằng các dòng tàu bay lớn và hiện đại hơn, phù hợp với điều kiện thực tế.

Với việc đưa đội máy bay về đơn dòng Airbus A320/321, Bamboo Airways tiếp tục thực hiện các nội dung tái cấu trúc hoạt động, lao động, công nghệ để cải thiện các chỉ số kinh doanh, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, duy trì và phát huy các thế mạnh vốn có của hãng về văn hóa, chất lượng dịch vụ, tỷ lệ bay đúng giờ, tạo nền tảng kinh doanh để tiếp tục phát triển hiệu quả mạng đường bay nội địa, khai thác trở lại các đường bay quốc tế khu vực từ năm 2025.

Từ tháng 3, Bamboo Airways sẽ đảm nhiệm các hoạt động phục vụ hành khách trong nhà ga tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và từ tháng 4 tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Với bước tiến này, Bamboo Airways mong muốn mang đến cho hành khách trải nghiệm tốt hơn nữa về dịch vụ của hãng, không chỉ ở trên không, mà còn cả ở dưới mặt đất./.

Theo Tổ Quốc

Bài viết cùng chủ đề:

    13

    Mô hình kinh doanh độc đáo của Yakult

    Thương hiệu đồ uống nổi tiếng Nhật Bản không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm mà còn mang đến những câu chuyện về sự kết nối giữa con người với nhau. Câu chuyện khởi nguồn Nếu bạn đã từng lang thang trên những con đường nhỏ ở các thành phố lớn, hình ảnh người...
    4 1

    Vietnam Airlines Thúc Đẩy Bình Đẳng Giới Qua Hợp Tác Với UN Women

    Vietnam Airlines đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2026 với UN Women về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Ngày 15 tháng 10 năm 2024 tại trụ sở Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2026 với UN...
    1 1

    Năng lượng tái tạo cho tương lai xanh

    Thúc đẩy năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp quan trọng giảm thải carbon, tái cấu trúc nền kinh tế bền vững. Tại Diễn đàn quốc tế Franconomics – 2024: Năng lượng tái tạo – kịch bản cho tương lai xanh” do khoa Quốc tế Pháp ngữ (Đại học Quốc gia Hà...
    1

    Vinalink Group – Doanh nghiệp vì cộng đồng

    Vinalink Group vừa được UBND Quận Cầu Giấy trao tặng giấy khen vì những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận năm 2024. Điều này không chỉ là sự công nhận cho những thành tựu kinh doanh ấn tượng mà còn phản ánh tầm nhìn chiến lược,...
    6 1

    Ericsson và VNPT phối hợp triển khai 5G tại Việt Nam

    Ericsson và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức hợp tác triển khai công nghệ 5G. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng để củng cố cam kết của cả hai bên trong việc xây dựng hạ tầng số vững mạnh tại Việt Nam. Theo thỏa thuận...

Được quan tâm