Áo dài Tày và câu chuyện bảo tồn trang phục dân tộc trong thời đại 4.0

Hồng Đào 187 lượt xem 24 Tháng Năm, 2021

Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống của riêng mình, đó vừa là sản phẩm sáng tạo của dân tộc từ quá khứ đến hiện tại, vừa là một trong những giá trị được lưu giữ, truyền bá, góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Trang phục truyền thống của người Tày cũng không ngoại lệ.

ao dai tay 1
Người Tày Bắc Kạn bên cây đàn tính. Ảnh: Sưu tầm.

Nét đẹp áo dài Tày

Theo số liệu điều tra dân số năm 2019, dân tộc Tày có hơn 1,85 triệu người, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, là dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân đông nhất. Văn hoá truyền thống của người Tày có nhiều nét đặc sắc, trong đó có trang phục truyền thống .

Nếu phụ nữ người Dao, người Thái, người Chăm, người Mông … có trang phục khá cầu kỳ, nhiều màu sắc và chi tiết thì trang phục của phụ nữ người Tày lại vô cùng đơn giản. Đó là chiếc áo dài nhuộm chàm thuần tuý, không thêu bất cứ hoạ tiết gì lên. Điều này như thể hiện cho tính cách giản dị, đôn hậu của phụ nữ dân tộc Tày.

Tuỳ mỗi vùng sẽ có một số nét khác biệt về hình thức, nhưng cơ bản áo dài của phụ nữ Tày gồm 5 thân, cổ đứng cao 2cm. May áo dài Tày thường được may từ hai tay qua nách xuống dưới tà áo. Khó nhất là may đường vòng cổ và phần nẹp áo từ nách xuống đến eo. Áo mặc có gọn gàng, thanh thoát hay không phần nhiều nhờ đường lượn ở phần cổ và phần nẹp eo này. Khi mặc áo dài, phụ nữ Tày dùng thắt lưng bằng lụa quấn quanh eo, buộc và thả ra phía sau lưng. Các cô gái trẻ thường cuốn thắt lưng bằng lụa màu hồng hay xanh, đỏ, tím; người lớn tuổi dùng màu chàm, đen.

Chị Hoàng Thị Khuyên, dân tộc Tày ở Bắc Quang, Hà Giang cho biết: Trước đây, các bà, các mẹ thường khâu tay và làm mọi thứ thủ công. Từ hái lá chàm về, ngâm với nước lã từ ba đến bốn ngày, pha vôi, lọc nước trong của tro bếp hoà cùng với chàm, hãm màu bằng rượu sau đó mới nhuộm. Tuy nhiên lần nhuộm đầu tiên chưa thể đem lại màu sắc chuẩn mà phải nhuộm thêm đôi ba lần nữa mới đem đến màu sắc ưng ý.

Chị Khuyên nói thêm, người con gái dân tộc Tày ai cũng phải biết khâu vá, thêu thùa. Cha mẹ thường dạy cho các cô gái trẻ về kỹ thuật khâu vá từ sớm để họ có thể tự may cho mình chiếc áo dài vào độ tuổi 15 (là chủ yếu), để đến tuổi lấy chồng sẽ dùng chiếc áo dài đó mặc trong đám cưới của mình.

ao dai tay 1 1
Các cô gái Tày Hà Giang trong trang phục truyền thống. Ảnh: Sưu tầm.

Câu chuyện bảo tồn trang phục truyền thống

Nếu như trước kia, các bà, các mẹ sử dụng áo dài thường xuyên thì ngày nay, quan niệm về văn hóa mặc của phụ nữ Tày cũng ít nhiều thay đổi, đặc biệt là với những cô gái trẻ, nhằm thích nghi với cuộc sống và giao tiếp.

Em Nông Diệu Băng, dân tộc Tày xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang kể: Là người dân vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang xuống tái định cư ở một xã của thành phố Tuyên Quang, nhiều năm qua, em thấy tại các đám cưới trong thôn, thanh niên thường mặc trang phục hiện đại. Chỉ thỉnh thoảng có một vài bà, mẹ mặc áo dài truyền thống của dân tộc Tày trong đám cưới.

Tương tự, bà Sầm Thị Thiện, dân tộc Tày tại huyện Cao Bình, tỉnh Cao Bằng cho biết: “Bây giờ con cháu chúng tôi ít mặc trang phục truyền thống lắm. Ở chợ bày bán nhiều bộ quần áo rời với chất liệu mát mẻ, màu sắc bắt mắt lại tiện lợi nên chúng mua về mặc nhiều. Nhưng đó là trong cuộc sống hàng ngày, còn dịp lễ hội, cưới hỏi, sinh hoạt văn hoá …thì phụ nữ vẫn mặc trang phục dân tộc Tày”.

Khi được hỏi thêm về sự cần thiết bảo tồn trang phục truyền thống, bà Thiện chia sẻ: Việc bảo tồn cần có sự phối hợp giữa người dân và chính quyền, tuy nhiên người dân mới là then chốt. Nếu trân trọng văn hoá dân tộc thì dù hàng ngày có lựa chọn những trang phục thoải mái, tiện lợi để sinh hoạt và lao động, thì trong những sự kiện quan trọng của dân tộc, bà con cũng sẽ không quên mặc trang phục truyền thống.

Còn với bà Ngô Thị Ngoan, người Tày ở Thượng Lâm, Na Hang lại có quan điểm: “Là thế hệ đi trước, tôi luôn mong muốn con cháu mình trân trọng văn hoá truyền thống. Đặc biệt là ngôn ngữ và trang phục. Do vậy, gia đình tôi ngay từ khi các con tập nói đã được dạy tiếng Tày song song với tiếng phổ thông. Gia đình vẫn may trang phục truyền thống của dân tộc để mặc trong các dịp quan trọng”.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên Báo Dân tộc và Phát triển, bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) cho biết: Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đồng thời với cuộc “cách mạng công nghiệp 4.0” đã và đang ảnh hưởng mạnh đến nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Trang phục truyền thống của một số dân tộc đã và đang biến dạng, mất gốc, thay đổi bằng các trang phục mới. Nếu không kịp thời bảo tồn và phát huy, trong thời gian không xa, các trang phục truyền thống DTTS sẽ mất đi, bản sắc văn hóa dân tộc khó tìm lại được.

Trước tình hình đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL, ngày 18/01/2019 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Sự ra đời của Đề án này là cần thiết để bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Theo quehuongonline

Bài viết cùng chủ đề:

    z5861549460419 d9d86640adea2c04c2716d83e5156d2f

    Bình Định xưa ‘mắt thấy tai nghe’: Thị Nại

    Năm 1884, cùng lúc với việc Pháp và Việt Nam ký hòa ước Giáp Thân 1884 thì công sứ Quy Nhơn Eugène Navelle thực hiện cuộc hành trình từ cảng Quy Nhơn đi về phía tây, từ Thị Nại đến Bla (Kon Tum), băng qua cao nguyên An Khê và các phế tích, di tích,...
    8 3

    Góc ký họa: Biệt thự trăm tuổi từng được làm thang máy để… ngắm chim

    Với diện tích gần 800 m2 nằm sừng sững ngay trung tâm TP.HCM (cách chợ Bến Thành khoảng 300 m), căn biệt thự cổ gần trăm tuổi có 4 mặt tiền gây tò mò cho không ít người. Chủ nhân căn biệt thự này là Nguyễn Văn Hảo (1890 – 1971), một trong những thương...
    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    Bán nhà phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, diện tích 40m, mặt tiền 4m, giá 2.65 tỷ có thương lượng. Nhà nằm trên mặt ngõ đẹp nhất phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, ngõ rộng xe 3 gác đi lại thoải mái, thông thoáng. Mặt phố Trương Định hiện đang có quy hoạch mở rộng đường, tương lai sẽ là một con đường đẹp nhất quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ: phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: ‘Bảo tàng sống’ giữa phố cổ

    Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký ở phố cổ Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) được xem như “bảo tàng sống” vì giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa. Lưu giữ báu vật vô giá Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái...
    ct1 172374018667957138346

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ đẹp nhất ‘xứ Tiên’

    Ngôi nhà cổ gần 200 tuổi được một gia đình ở tỉnh Quảng Nam gìn giữ như báu vật. Điều đáng nói, ngôi nhà này được ông Ngô Đình Diệm hỏi mua tới 3 lần nhưng gia chủ đều từ chối. Nằm cách TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng Lộc Yên ở xã...

Được quan tâm