Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp

Trần Hùng 108 lượt xem 24 Tháng Năm, 2021

Nhà báo Pháp François Sully đã ghi lại cuộc sống của người dân Sài Gòn cách đây nửa thế kỷ qua một bộ ảnh. 

11 18
François Sully được biết đến là một nhà báo Pháp nổi tiếng trong chiến tranh tại Việt Nam và đã dành 24 năm làm việc tại Đông Dương. Vào những năm 1960, ông tới Sài Gòn với mong muốn ghi lại một cách chân thực cuộc sống của người dân nơi đây, từ giao thông, cơ sở vật chất cho tới con người, trang phục…
12 19
Bức ảnh này được ông chụp ở trước nhà hát Rex vào tháng 3/1964.
13 18
Cảnh giao thông trên một con đường ở ngoại ô Sài Gòn vào mùa hè năm 1964.
14 16
Góc đường Sài Gòn trong mưa vào mùa thu năm 1964.
15 14
Người dân xuống đường vào tháng 1/1966, cũng là dịp Tết Nguyên đán. Ảnh được chụp tại đường Nguyễn Huệ bây giờ.
16 9
Chợ hoa ở trung tâm thành phố năm 1966.
17 9
Người dân xếp hàng trước quầy bán vé của hãng Air Vietnam (là hãng hàng không thương mại duy nhất của Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975), có trụ sở ở quận 1. Năm 1974, hãng này có một chiếc máy bay được thuê từ Air France, số hiệu B747-200.
18 9
Trong hình là chùa Xá Lợi được Sully chụp vào tháng 3/1964. Đây là một trong số những ngôi chùa đầu tiên của Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc mới: chính điện của chùa chỉ đặt một tượng Phật chứ không thờ nhiều tượng. Chùa nằm ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan và Sư Thiện Chiếu, quận 3.
19 7
Không chỉ chụp ảnh ở trung tâm, Sully cũng tới các vùng ngoại ô để chụp. Trong hình là một nhóm người đang cùng nhau đi xe tới hội làng vào tháng 6/1968.
20 7
Trước khi làm nhà báo, Sully từng có thời gian làm nông dân vả trồng trà. Năm 1947, ông gia nhập Sud-Est Asiatique, một tạp chí Pháp hiện đã đình bản và làm việc đến năm 1953. Sau đó, ông hợp tác với tờ Time và được giao nhiệm vụ đưa tin trong trận Điện Biên Phủ. Năm 1959, Sully gia nhập United Press International (Hiệp hội Báo chí Quốc tế – UPI). Ông viết các bài báo cho tạp chí Time. Ảnh của ông cũng được đăng trên tờ Black Star cho đến khi ông làm việc cho Newsweek vào đầu năm 1961.
21 15
Khi chuyến bay về phía tây Campuchia cất cánh từ đường bay Tây Ninh vào tháng 2/1971 gặp nạn, chỉ một mình Sully nhảy ra khỏi ghế ngồi và rơi xuống đất từ độ cao 23 m. Tất cả hành khách có mặt trên chuyến bay đó đều tử nạn, riêng Sully sống sót. Tuy nhiên, ông bị thương nặng và qua đời vào mùa thu tại bệnh viện Long Bình, theo Time. Sau đó, ông được chôn cất tại Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn. Khi qua đời, ông để lại một số tiền cho trẻ mồ côi tại Việt Nam.

Ảnh: François Sully.

Theo VNE

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    1 15 e1721857706993

    Khám phá ngôi làng cổ độc nhất ở Việt Nam có 3 di sản thế giới

    Làng Trường Lưu đã hơn 600 năm tuổi đời, hiện có 3 di sản được UNESCO công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Làng Trường Lưu thuộc xã Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang cũ, nay là xã Kim Song Trường, huyện...
    3 19

    Thế giới đó đây: Ngôi làng cheo leo trên vách đá

    Nằm cheo leo trên vách đá bazan nhỏ hẹp cao 50m so với mực nước biển, trải dài chừng một cây số với chiều rộng chỉ có thể đủ để xây được hai ngôi nhà, Castellfollit de la Roca là một trong những ngôi làng đẹp nhất ở Catalonia, Tây Ban Nha. Cảnh tượng hùng...
    1 10

    Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn – Ga xe lửa Sài Gòn

    Tọa lạc trong Vườn Bách thảo Sài Gòn. Thời Pháp gọi là Viện bảo tàng Blanchard de la Brosse, đặt theo tên thống đốc Nam kỳ, người đã cho khởi công xây bảo tàng. Bảo tàng Blanchard de la Brosse – Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn Bảo tàng thành lập vào năm 1929, còn...
    4 10

    Phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

    Để phát triển văn hóa nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao, song song với việc quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, các cấp, ngành cũng cần chú trọng tới việc làm thế nào để giữ gìn nét đẹp của văn hóa...

Được quan tâm