Ấn tượng lễ rước “Nước thiêng” trên đỉnh Thần Đinh

Huyền Linh 156 lượt xem 14 Tháng Hai, 2024

Lễ hội Núi Thần Đinh (Quảng Ninh – Quảng Bình) có một nghi lễ quan trọng được tổ chức là việc rước “nước thiêng” lấy từ giếng Tiên trên núi có độ cao 342m rồi rước về chùa Kim Phong để thực hiện đại lễ cầu siêu, cầu an. Nghi lễ cầu an sẽ cầu cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Lễ hội Núi Thần Đinh (Quảng Ninh, Quảng Bình) được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết với những hoạt động với quy mô khá lớn, cùng các chuỗi hoạt động giao lưu văn nghệ tôn vinh di tích, tổ chức lễ rước nước thiêng từ giếng Tiên trên núi và đại lễ cầu siêu, cầu an… Những hoạt động này không chỉ thể hiện tín ngưỡng của người dân mà còn giới thiệu mảnh đất, con người và danh lam thắng cảnh của địa phương.

Để bước vào mùa lễ hội, nghi lễ quan trọng được tổ chức là việc rước “nước thiêng” lấy từ giếng Tiên trên núi có độ cao 342m rồi rước về chùa Kim Phong để thực hiện đại lễ cầu siêu, cầu an. Nghi lễ cầu an sẽ cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại tìm về chùa Kim Phong-Núi Thần Đinh, xã Trường Xuân, để thắp nén tâm nhang cầu cho mưa thuận gió hoà, gia đình hạnh phúc, tấn tài tấn lộc và gặp nhiều may mắn trong năm mới và để cùng hòa mình vào lễ hội truyền thống.

1 12
Trước khi bước vào lễ hội, nghi thức lấy nước thiêng từ đỉnh núi được tổ chức với việc di chuyển hơn 1200 bậc đá để lên đỉnh núi lấy nước
2 11
Dẫn đầu đội hình là đội lân sư rồng, tiếp theo là cờ, kiệu rước, ô lọng… cùng những người dân tham gia
3 7
Nước từ giếng Tiên trên đỉnh núi Thần Đinh được lấy vào bình để trên kiệu trang trọng
4 5
Nước từ giếng Tiên được đưa vào bình để mang về chùa
5 6
Sau khi nước được lấy vào bình, trụ trì của chùa Kim Phong sẽ làm những thủ tục cần thiết để rước về
6 6
Kiệu rước nước được 4 thanh niên trai tráng đưa về chân núi

7 4

8 4
Đoàn rước nước thiêng xuống núi
9 3
Dẫn đầu là hòa thượng của chùa Kim Phong
10 3
Đoàn rước nước đi về chùa Kim Phong

11 2

12 2
Bình nước lấy từ giếng Tiên trên đỉnh núi Thần Đinh được đưa về chùa Kim Phong
13 2
Và sau đó, bình nước được đặt vào vị trí trang trọng trong chùa Kim Phong
14 2
Hoà thượng của chùa sẽ tiếp tục tiến hành làm các nghi lễ
15 2
Sau nghi lễ rước nước, các vị sư trụ trì của chùa Kim Phong sẽ thực hiện tiếp các đại lễ cầu siêu, cầu an…
16 2
Tham dự nghi lễ này có lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương cùng các phật tử và người dân đến chùa đầu năm mới
17 2
Các nghi lễ cầu siêu, cầu an được trụ trì chùa Hoằng Phúc thực hiện
18 2
Đông đảo người dân tham dự nghi lễ cầu siêu, cầu an vào đầu năm mới
19 2
Hàng năm cứ đến mùa lễ hội ở núi Thần Đinh, đông đảo bà con nhân dân đến vãn cảnh chùa
20 1
Viết sớ cầu an cho bản thân và gia đình
21 1
Và du khách thập phương lên đỉnh núi Thần Đinh với hơn 1200 bậc đá để ngắm cảnh và dân hương tại Chùa Non trên đỉnh núi…

Theo Tổ Quốc

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm