Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

Huyền Linh 364 lượt xem 3 Tháng Một, 2025

Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa được công nhận là bảo vật quốc gia tại Quyết định số 1712/QĐ-TTg do Phó thủ tướng Lê Thành Long ký.

Phù điêu Kala là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Champa, được phát hiện vào năm 1993, trong hố khai quật di tích Núi Bà, thôn Mỹ Thạnh, xã Hòa Phong, H.Tây Hòa (Phú Yên).

Bức phù điêu được chế tác từ đá Túp Riôlit Đaxit cao 60 cm, rộng đế 44 cm, dày đế 17 cm, dày đỉnh 11 cm, nặng 105,5 kg.

Phù điêu Kala được tạo tác trên một khối đá hình lá nhĩ, đế bằng, đỉnh nhọn. Mặt trước của khối đá thể hiện khuôn mặt Kala nhìn thẳng về phía trước. Kala có miệng rộng, 88 răng chạm nổi to, dài thò ra ngoài, trong đó gồm 2 răng nanh và 6 răng cửa, 2 răng nanh ở hai bên dài và nhọn hơn. Môi trên cong, râu xung quanh miệng dày, xếp thành từng đường thẳng.

4
Phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) được công nhận là bảo vật quốc gia
ẢNH: SỞ VH-TT-DL TỈNH PHÚ YÊN

Hai bên miệng Kala, mỗi bên có 3 sừng ngắn mọc từ dưới lên, mũi to nhưng đã bị vỡ, sống mũi ngắn và dày. Hai mắt to tròn, lồi ra phía trước, đuôi mắt xếch ngược lên phía trên. Lông mi quanh mắt rậm, đuôi lông mi xoắn lại hình ốc, trán dô, trên trán có chuỗi hạt hình tròn, bờm dày tạo thành 4 lớp. Mặt phía sau để trống, có dấu tích nhiều vết đục nhằm tạo phẳng bề mặt.

Sau khi được phát hiện, phù điêu Kala được đưa về bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên. Từ các kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định hiện vật phù điêu Kala có niên đại vào thế kỷ 14, thuộc phong cách nghệ thuật điêu khắc Tháp Mẫm (hay còn gọi là phong cách Bình Định).

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm