Huế có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Huyền Linh 19 lượt xem 12 Tháng Mười Hai, 2024

Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) và nghề làm bún làng Vân Cù ở Huế vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện này tôn vinh giá trị văn hóa và truyền thống đặc sắc của vùng đất cố đô, góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Việt Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam (còn gọi là điện Hòn Chén, tại xã Hương Thọ, TP.Huế) và nghề làm bún làng Vân Cù (xã Hương Toàn, TX.Hương Trà, Thừa Thiên – Huế) vừa được Bộ VH-TT- DL công nhận thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

1 5
Lễ rước đa sắc màu trong lễ hội điện Hòn Chén
ẢNH: BẢO MINH

Quyết định do Bộ trưởng Bộ VH-TT và DL Nguyễn Văn Hùng ký ban hành ngày 10.12.2024. Quyết định cũng giao Chủ tịch UBND các cấp – nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Lễ hội điện Hòn Chén diễn ra vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hằng năm, là lễ hội truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động nghi lễ và diễn xướng chầu văn sôi động, thu hút đông đảo tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu với hàng vạn lượt người đến tham dự. Đây cũng được xem là một lễ hội văn hóa dân gian truyền thống mang tính cộng đồng đặc trưng của vùng đất cố đô.

Thông qua các hoạt động, lễ hội nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích điện Hòn Chén; đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận và thu hút khách du lịch đến với Huế.

2 2
Điện Huệ Nam (còn gọi điện Hòn Chén)
ẢNH: V.T

Điện Hòn Chén được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT-DL) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 26.9.1998.

Hiện nay, lễ hội điện Hòn Chén đã trở thành một trong những lễ hội chính của chuỗi lễ hội Festival bốn mùa. Trước ngày diễn ra lễ hội, từ địa điểm Thánh đường thờ Mẫu (ở địa chỉ 352 Chi Lăng) có nghi lễ rước thần đi bộ đến bến thuyền trên sông Hương, sau đó lên thuyền để diễu hành lên điện Hòn Chén, tạo nên lễ hội dân gian độc đáo và có quy mô lớn tại Thừa Thiên – Huế.

Di sản quốc gia từ sự sáng tạo cần cù của người dân

Nghề làm bún làng Vân Cù được ghi nhận đã hình thành hơn 500 năm tại làng Vân Cù (xã Hương Toàn, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2014.

Nghề bún làng Vân Cù do người dân nơi đây sản xuất với quy trình truyền thống. Bún được làm bằng bột gạo. Sợi bún Vân Cù màu trắng ngà, mùi thơm như hương gạo mới xay. Khác với những làng nghề truyền thống khác, các sản phẩm đều có thể để được rất lâu, trở thành hàng lưu niệm. Sợi bún tươi Vân Cù được sản xuất và tiêu thụ trong ngày.

3 2
Sản phẩm bún tươi làng Vân Cù
ẢNH: TL

Điều khiến cho sợi bún bé nhỏ trở thành niềm tự hào của một làng quê, rồi trở thành một làng nghề truyền thống như Vân Cù ngày nay chính là ở chất lượng của bún Vân Cù đã gắn liền với những món ngon đặc trưng của xứ Huế; ở sự cần cù, chịu thương chịu khó của bao thế hệ người làng Vân Cù, góp vào một nguyên liệu chính yếu của kho tàng ẩm thực độc đáo xứ Huế.

4 2
Trình diễn các hoạt động làm bún của người dân làng Vân Cù
ẢNH: T.L

Bún Vân Cù ngày ngày được người dân trong làng và các đầu mối thu mua đưa đi giao khắp các chợ, quán ăn, nhà hàng trong tỉnh, góp phần tạo nên thương hiệu cho món “bún bò Huế” nức tiếng gần xa. Sợi bún Vân Cù màu trắng ngà, mùi thơm như hương gạo mới xay. Điều đặc biệt là không cần ăn kèm cao lương mỹ vị gì, nhiều khi chỉ cần một chén nước mắm chanh tỏi ớt cũng đủ làm thực khách nhớ mãi sợi bún ở ngôi làng ven phía sông Bồ…

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 6

    Mai anh đào phủ hồng đồi chè Ô Long

    Đồi chè Ô Long nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 8km. Tại đây, những hàng cây mai anh đào được trồng xen kẽ giữa các luống chè. Khi vào mùa hoa, khung cảnh đồi chè trở nên cuốn hút, thu hút du khách và các nhiếp ảnh gia. Theo...
    3 2

    Triển lãm 3D trực tuyến ‘Côn Đảo – Bản hùng ca giữa trùng khơi’

    Triển lãm “Côn Đảo – Bản hùng ca giữa trùng khơi” đưa công chúng trong và ngoài nước khám phá vùng đất Côn Đảo từ buổi sơ khai đến ngày nay. Chiều 11/12, tại Bảo tàng Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo phối...
    2 2 e1733906145329

    Đến Mộc Châu ‘lạc mình’ vào mùa hoa khoe sắc, quả chín hồng

    Những tháng cuối năm, hàng nghìn lượt du khách đổ về đất cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Những cánh đồng hoa cải rộng bạt ngàn trắng tinh, vàng rực hay vạt đồi hoa mận trái mùa trắng tinh khôi mà đẹp như mơ và cả những cây hồng chín đỏ lừ quả sai...
    5

    TP Hải Phòng đề nghị xếp hạng quốc gia đặc biệt đối với 2 di tích

    Hai di tích được Hải Phòng đề nghị xếp hạng quốc gia đặc biệt là di tích Từ Lương Xâm (quận Hải An) và Cụm di tích Từ đường họ Mạc và khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (huyện Kiến Thụy). Theo báo cáo của UBND TP Hải Phòng, toàn TP Hải Phòng hiện...

Được quan tâm