Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo

Huyền Linh 108 lượt xem 11 Tháng Mười Hai, 2024

Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.

Tối 10/12, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức ra mắt nhằm cung cấp nền tảng hỗ trợ và sự kết nối thường xuyên cho các nghệ sĩ.

Trung tâm được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà.

1
Một không gian trưng bày tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Ảnh: Vietnam+

Không gian này mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan, đồng thời góp phần đưa các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo đến gần hơn với sự hỗ trợ của chính quyền, các đơn vị và các doanh nghiệp liên quan.

Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội ra mắt sau khi Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm 2024 kết thúc thành công.

Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 9 đến 17/11. Sự kiện thu hút hơn 500 đơn vị, nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế.

Không gian Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 được hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, xuất bản…

Theo Ban tổ chức, trong 9 ngày diễn ra sự kiện, đã có khoảng 30 vạn người tham gia trải nghiệm các chương trình. Đây là số lượng người tham dự nhiều nhất từ trước đến nay đối với một lễ hội sáng tạo tại Hà Nội.

Người dân và du khách được trải nghiệm các không gian sáng tạo tại các công trình kiến trúc nổi bật như: Cung Thiếu nhi, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ), Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ phủ) và các không gian văn hóa hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, Tao Đàn.

Trong đó, nhiều công trình kiến trúc lần đầu mở cửa đón khách tham quan, trở thành không gian sáng tạo hấp dẫn, thu hút lượng lớn người dân và du khách.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm