‘Hà Nội và Tôi’ – cuộc thi viết nhằm khơi dậy, bồi đắp tình yêu với Hà Nội

Huyền Linh 119 lượt xem 7 Tháng Mười Một, 2024

Sau thành công của Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ nhất, Tạp chí Người Hà Nội tiếp tục phát động Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ II với chủ đề “Hà Nội: Chuyện làng – chuyện phố”.

Cuộc thi viết về chủ đề “Hà Nội & Tôi” lần thứ II góp phần tôn vinh, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội; cốt cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội… từ đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm trong mỗi người Hà Nội cũng như người dân cả nước đối với Thủ đô ngàn năm văn hiến. 

Cuộc thi là cơ hội để mọi người hình dung rõ nét hơn về sự biến chuyển của phố và làng ở Thủ đô qua từng giai đoạn, góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị cũ và mới của mảnh đất Kinh kỳ – Kẻ Chợ. Qua những câu chuyện ấn tượng, hấp dẫn về làng và phố phản ánh nhịp sống, sự biến chuyển của đô thị Hà Nội, sức vươn của thành phố trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp văn hóa; Đồng thời thể hiện những ý tưởng, sáng kiến của tác giả góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.

4 2
Dự kiến lễ tổng kết và trao giải vào dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2026. Ảnh: BTC

Nhà báo Vương Minh Huệ – Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội; Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết: “Cuộc thi viết về chủ đề “Hà Nội & Tôi” lần thứ II góp phần tôn vinh, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội; cốt cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội… từ đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm trong mỗi người Hà Nội cũng như người dân cả nước đối với Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đây cũng là cơ hội để mọi người hình dung rõ nét hơn về sự biến chuyển của phố và làng ở Thủ đô qua từng giai đoạn, góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị cũ và mới của mảnh đất Kinh kỳ – Kẻ Chợ; đồng thời là dịp để mỗi người thể hiện góc nhìn, tình yêu của mình với Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo”. 

“Cuộc thi dành cho các tác giả chuyên và không chuyên, là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thuộc mọi lứa tuổi (thành viên Hội đồng giám khảo, Hội đồng thẩm định tác phẩm, Tổ Thư ký không được gửi tác phẩm tham gia)” – Nhà báo Vương Minh Huệ nói thêm. 

Theo BTC, tác phẩm dự thi thuộc các thể loại tản văn, ghi chép và phóng sự; là những sáng tác mới, chưa đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội hoặc ấn phẩm nào. Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi. Bài dự thi không quá 3000 chữ, khuyến khích gửi kèm ảnh minh họa.

Tác phẩm dự thi gửi tới địa chỉ tòa soạn: Tạp chí Người Hà Nội, số 126 Nam Cao, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội hoặc qua email: hanoivatoi@gmail.com, tiêu đề ghi rõ: “Tác phẩm tham gia Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ II.

Dự kiến lễ tổng kết và trao giải vào dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2026.

Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải Nhất: 8.000.000 đồng/giải; 2 giải Nhì: 6.000.000 đồng/giải; 3 giải Ba: 4.000.000 đồng/giải; 4 giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/giải.

Ngoài ra, BTC sẽ trao các giải phụ cho những tác phẩm có lượt xem cao nhất trong quý và trong năm. Các tác phẩm tham dự cuộc thi đảm bảo yêu cầu của thể lệ sẽ được BTC đăng tải trên Tạp chí điện tử Người Hà Nội (https://nguoihanoi.vn).

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm