Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

Huyền Linh 51 lượt xem 8 Tháng Chín, 2024

Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định.

Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua Đồng Khánh trị vì chỉ được ba năm, chưa nghĩ đến việc xây lăng thì mất sớm khi mới 25 tuổi. Vua Thành Thái kế vị bèn đổi tên điện Truy Tư thành Ngưng Hy làm nơi thờ vua Đồng Khánh. Năm 1916, con vua Đồng Khánh là Khải Định lên ngôi và tu bổ điện thờ, xây lăng cho cha.

1 5
Ký họa của Hà Trần Ngọc Viên, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

Lăng gồm 20 công trình lớn nhỏ. Kiến trúc pha trộn truyền thống và châu Âu, mở màn cho sự “Tây hóa” kiến trúc cung đình.

Khu tẩm điện vẫn theo phong thủy: hồ bán nguyệt trồng sen làm “minh đường”, đồi Thiên An cách đó khoảng 3 km làm “tiền án”. Kiến trúc vẫn theo mô thức cung đình nhà Nguyễn với 7 gian 2 chái theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” (chồng mái, nhà nối nhà), cột bằng gỗ lim sơn son thếp vàng.

2 4
Bàn thờ vua Đồng Khánh, ký họa của KTS Linh Hoàng

Cạnh đó, điện Ngưng Hy có 24 đồ bản mô tả tích xưa “Nhị thập tứ hiếu”. Nội, ngoại thất được chạm khắc, khảm, sơn mài với các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, bát bửu, ngũ phúc… Trên cổ diêm, bờ nóc, bờ quyết của điện Ngưng Hy có phù điêu bằng đất nung tráng men màu không bó buộc vào mô tuýp trang trí cung đình mà mở rộng sang dòng trang trí dân gian như “ngư tiều canh mục”, “ngư ông đắc lợi”, gà, rắn, ngựa, tắc kè…

3 3
Cửa chính vào điện Ngưng Hy với gỗ sơn son dát 2 con rồng bạc – ký họa của KTS Linh Hoàng
4 1
Hệ cửa kính nhiều màu – ký họa của KTS Linh Hoàng
5 1
Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Khu lăng mộ dùng vật liệu xi măng, sắt thép. Hàng tượng quan viên bằng vôi gạch, dáng cao thay vì bằng đá, dáng thấp như các lăng vua Nguyễn tiền triều. Ngói ardoise (đá chẻ) thay vì ngói liệt. Hệ thống cửa kính nhiều màu (theo kiểu kiến trúc Gothic) thay vì dùng hệ “song, bản” truyền thống…

6 1
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
7 1
Trước lăng Đồng Khánh – ký họa của KTS Hoàng Dũng
8 1
Hệ mái – ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
9 1
Lăng Đồng Khánh nhìn từ xa – ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Năm 1998, công trình được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    7 2

    Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa 400 tuổi tại Bình Dương

    Chùa Châu Thới (tỉnh Bình Dương) là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Bộ, với lối kiến trúc cổ kính cùng vị trí độc đáo. Theo PetroTimes
    1 10

    Câu chuyện từ thung lũng D’ran

    Sinh ra giữa núi đồi quanh năm sương lạnh, lớn lên trong lòng thị trấn nhỏ ít ai biết đến, nơi mà ngay cả địa danh cũng lạ lẫm khi giới thiệu cho bất kỳ ai – D’ran, cậu nhóc ấy từng nuôi ước mơ trở thành chính trị gia để hy vọng những con...
    10

    Những ngọn núi thiêng: Chuyện kho báu trên ngọn núi từng mang danh bất nghĩa

    Nằm sừng sững giữa thung lũng Rào Trù (Quảng Bình), núi Thần Đinh được người dân ở đây coi như một địa điểm linh thiêng, thờ phụng hàng trăm năm qua. Thế nhưng, ngọn núi thiêng này lại từng mang danh… bất nghĩa. TỤC TRUYỀN VỀ “Bất Nghĩa Sơn” Men theo QL15 rồi rẽ vào thung...
    1 7

    Những ngọn núi thiêng: Săn mây trên đỉnh Hải Vân

    Hải Vân là dãy núi thuộc hệ Trường Sơn kéo dài ra tận Biển Đông, giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP.Đà Nẵng. Nơi đây, ngoài con đèo hiểm trở còn có công trình Hải Vân quan là di tích đặc biệt được xây dựng thời nhà Nguyễn, vừa được trùng tu mở cửa đón du...
    16012022112729930vna potal tuyen quang ra mat san pham du lich trai nghiem boi mang hat then tren ho na nua 5871842

    Đắm mình trong điệu then, đàn tính trên hồ Nà Nưa

    Khi đến Tân Trào (Tuyên Quang), một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua là hành trình trên hồ Nà Nưa, nơi du khách lên chiếc bè mảng – một chiếc thuyền lớn làm từ tre lồ ô thô sơ, đắm mình trong điệu then, đàn tính. Hành trình khám phá Tuyên Quang bắt...

Được quan tâm