Tình người ở trạm gạo 0 đồng của người đàn ông cụt chân

Ngọc Thương 197 lượt xem 28 Tháng Tám, 2024

Trạm gạo 0 đồng của người đàn ông cụt chân ở Biên Hòa sau 2 năm đã kiêm thêm xe lăn, quần áo cũ, suất ăn tối và rau củ 0 đồng. Trạm là điểm dừng chân quen thuộc của người khuyết tật mưu sinh đường phố.

Chia sẻ may mắn

Gần đây, những đoạn clip về người đàn ông cụt chân hồ hởi chống nạng vác gạo, rau củ, quần áo tặng người già bán vé số, lượm ve chai nhận được hàng ngàn lượt tương tác trên mạng xã hội. Nhân vật chính trong clip là anh Từ Quang Tú (37 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai) – người từ cửa tử trở về sau tai nạn giao thông mất vĩnh viễn chân trái 6 năm trước.

photo 1724772711541 17247727121151400911953
Trạm 0 đồng ấm áp của những người đồng cảnh ngộ

Để không làm gánh nặng cho vợ con, anh đã đi bán vé số, chạy xe ba gác và bán hàng online. Hai năm trước, anh tập bán hàng liên kết qua TikTok Shop, may mắn thu nhập nhỉnh hơn, anh trích tiền mua gạo giúp người khuyết tật khó khăn hơn mình.Người đàn ông cụt 1 chân chia sẻ: “Thời gian đầu tôi chỉ mua được 150 kg gạo mỗi tháng, tới nay với sự chung tay của những ân nhân, có tháng tôi chia sẻ được 2 tấn gạo. Tôi đã trải qua tai nạn thập tử nhất sinh nên muốn mỗi ngày được sống đều phải làm việc ý nghĩa. Tôi chia sẻ may mắn của mình đến mọi người như cảm ơn cuộc đời vì tôi còn được sống”.Hiểu nỗi vất vả của người khuyết tật khi di chuyển, anh Tú trích tiền hoa hồng bán hàng tìm mua xe lăn cũ giá từ 700.000 – 1 triệu đồng mỗi chiếc về tự sửa chữa rồi tặng lại cho người cùng cảnh ngộ. 8 tháng trước, anh tận dụng luôn mặt tiền của căn nhà trọ mở thêm trạm quần áo 0 đồng.”Nhận quần áo từ khắp nơi gửi về, tôi cùng vài anh chị ngồi phân loại, quần áo dày thì gửi lên vùng cao, còn lại sắp xếp để mọi người đến lựa cho tiện. Khách của quần áo 0 đồng chủ yếu là người lao động tay chân, trong đó có nhiều người khuyết tật”, anh nói.Gần đây, anh Tú kết hợp cùng anh Phạm Hồng Minh (41 tuổi, cùng ngụ Biên Hòa) nổi tiếng với biệt danh “anh Minh bán rau” đi chợ đầu mối mua rau củ tặng nơi chăm sóc trẻ mồ côi. Cái “bắt tay” của hai người hào sảng được dân mạng rần rần “thả tim”.

photo 1724772725261 17247727255772090336204
Anh Tú cùng anh Minh bán rau làm thiện nguyện tại Đồng Nai

Tiếp thêm năng lượng tích cực

Là một trong những “khách ruột” ở trạm 0 đồng, ông Nguyễn Văn Điện (46 tuổi, quê Đắk Nông) cho hay sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Tú giúp ông cảm thấy bớt cô đơn, có thêm năng lượng tích cực trong cuộc sống.Hơn 20 năm trước, ông Điện bị viêm tủy sống. Cơn bạo bệnh khiến ông phải bán hết nhà cửa, đất đai. Giờ đây, dù còn đủ 2 tay 2 chân nhưng ông bị liệt 90% cơ thể từ phần ngực trở xuống. Cuối năm 2023, thấy anh Tú livestream bán hàng trên mạng, ông Điện bấm theo dõi, bình luận. “Biết hoàn cảnh, Tú động viên tôi xuống Đồng Nai bán vé số, giúp tiền nhà trọ, xe lăn. Mấy lần tôi lết bị loét mông phải đi viện, vợ chồng Tú cũng hỗ trợ”, ông kể.Điều khiến ông Điện ấm lòng nhất là dù vợ chồng người em quen qua mạng xã hội kinh tế hạn hẹp, vẫn đi ở nhà thuê nhưng sẵn sàng chăm sóc ông như người thân trong gia đình. Biên Hòa đang trong mùa mưa, những ngày bán không hết vé, ông lại gọi anh Tú nhờ mua giúp.

photo 1724772737898 17247727388741386971996
Sau tai nạn thập tử nhất sinh, anh Tú luôn trân quý mọi giây phút được sống

Người đàn ông quê Đắk Nông xúc động: “Gạo, dầu ăn, nước mắm, nước tương trong căn trọ của tôi cũng là Tú mang đến. Tôi như được tiếp thêm sức mạnh từ sự đồng cảm để sống tiếp”.Bán vé số gần cầu Đúc (TP.Biên Hòa), ông Trương Quang Tuấn (46 tuổi) bị cụt 2 chân, 1 tay cũng là gương mặt quen thuộc ở trạm 0 đồng. Một mình ở trọ không người thân, những ân tình nhận được từ trạm 0 đồng của người cùng cảnh khiến ông rưng rưng mỗi lần nhắc đến và cũng là động lực để ông bám trụ kiếm tiền nuôi bản thân, phụ cha mẹ già.

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm