Chợ Đông Ba ‘thay da, đổi thịt’ như thế nào sau 125 năm?

Ngọc Thương 110 lượt xem 23 Tháng Tám, 2024

Là một trong 3 chợ truyền thống lớn nhất nước, sau 125 năm xây dựng, câu châm biếm xưa ‘chợ Đông Ba chia 3 mà trả’ đã trôi vào dĩ vãng. Đến nay, ngôi chợ trở thành điểm đến văn minh, tràn đầy sức sống, thu hút du khách gần xa.

Tối 22.8, UBND TP.Huế (Thừa Thiên – Huế) tổ chức lễ kỷ niệm 125 năm xây dựng và phát triển chợ Đông Ba (23.8.1899 – 23.8.2024). Buổi lễ có tham dự của lãnh đạo tỉnh, thành phố và đông đảo bà con tiểu thương, doanh nhân, người lao động chợ Đông Ba.

bm76101 55 1724376657398692269556
Lễ kỷ niệm mở đầu bằng chương trình nghệ thuật nhiều cảm xúc

Chương trình mở đầu bằng các phần trình diễn nghệ thuật tái hiện quá trình xây dựng và phát triển của chợ Đông Ba.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy TP.Huế, nhấn mạnh vai trò của chợ Đông Ba đối với TP.Huế, người dân Huế và người yêu Huế. Chợ là trung tâm kinh tế, thương mại, nơi lưu giữ nhiều giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa Huế và cốt cách con người Huế.

bm76068 42 1 17243766572981958911087
Tiểu thương tái hiện quá trình xây dựng và phát triển của chợ Đông Ba

“Hình thành từ năm 1899 dưới triều vua yêu nước Thành Thái, 125 năm qua chợ Đông Ba gắn liền với đời sống kinh tế – chính trị – xã hội của TP.Huế. Nếu như sông Hương, núi Ngự là hình ảnh đại diện cho cảnh quan Huế, Ngọ Môn đại diện cho hình ảnh của di tích cố đô Huế thì chợ Đông Ba cũng có thể được xem là đại diện cho hình ảnh con người, thương mại, kinh tế Huế trong suốt tiến trình lịch sử phát triển TP.Huế và tỉnh Thừa Thiên – Huế”, ông Định nói.

Từ mạch nguồn kinh tế nơi đây, nhiều thế hệ người dân Huế đã có công ăn, việc làm, thu nhập, nuôi dạy con cái trưởng thành.

bm75812 4 1724376944203831708102
Đông đảo tiểu thương trong trang phục áo dài dự lễ kỷ niệm

“Thay da, đổi thịt”

Ông Phan Thiên Định nhắc lại câu châm biếm xưa “chợ Đông Ba chia 3 mà trả” (tức tiểu thương nói thách) và những tiếng chửi bới điêu ngoa, khuôn mặt cau có, những hành động giành giật khách… từng làm đau lòng du khách và những người yêu Huế. Ký ức đó đang dần đi vào dĩ vãng vì Đông Ba hôm nay đón du khách bằng sự thân thiện, tươi mới với chủ trương được tiểu thương hưởng ứng mạnh mẽ: “Không mì xưa – không nói thách – không chèo kéo, có uy tín – có chất lượng”, “Nụ cười Đông Ba”…

Vào dịp cuối tuần hay khi lễ hội, du khách đến chợ sẽ bắt gặp những tiểu thương trong tà áo dài tươi trẻ tung bay, cùng với hạ tầng ngày càng khang trang, sạch đẹp… Chợ Đông Ba bây giờ không chỉ là nơi buôn bán mà còn trở thành ngôi nhà chung của tất cả mọi người, ở đó với nhiều người mỗi ngày đến chợ là một ngày vui. Tiếng lành đồn xa, khách cũng đến nhiều hơn.

img 8492 3722 1724377361302698542487
Nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương và tiểu thương, đến nay chợ Đông Ba đã mang một diện mạo mới, thu hút du khách gần xa
7 12 638 1724377361068262133585
Tiểu thương Đông Ba trong trang phục áo dài mỗi dịp cuối tuần, lễ hội

Ngôi chợ đầu tiên trên cả nước phát triển đảng viên trong tiểu thương

Đặc biệt, trong 3 năm qua, đã có 35 tiểu thương tham gia các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, 4 tiểu thương vinh dự được kết nạp vào Đảng, nâng tổng số 32 đảng viên, đủ điều kiện để thành lập Đảng bộ với 5 chi bộ trực thuộc, trong đó có Chi bộ tiểu thương. Kết quả này giúp Đông Ba trở thành ngôi chợ đầu tiên trên cả nước cho đến nay thực hiện thành công việc phát triển đảng viên trong tiểu thương và hình thành nên Chi bộ tiểu thương.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm