Điều đặc biệt của làng “cô đơn” 400 năm tuổi ở đầm Nha Phu

Huyền Linh 146 lượt xem 22 Tháng Tám, 2024

Nhìn từ trên cao, làng Hà Liên như một ốc đảo giữa các ao nuôi trồng thủy sản ở đầm Nha Phu (tỉnh Khánh Hòa). Theo ghi chép, người dân bắt đầu khai phá, thành lập làng này cách đây khoảng 400 năm.

1 11

Làng Hà Liên (nay là Tổ dân phố Hà Liên) thuộc phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Ngôi làng này cách thành phố Nha Trang khoảng 30km về hướng bắc.

Theo ông Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch UBND phường Ninh Hà, làng Hà Liên được người dân khai phá, lập làng cách đây khoảng 400 năm.

“Tổng diện tích đất ở tại Hà Liên khoảng 2ha. Hiện nay toàn làng có khoảng 330 hộ dân với 1.200 nhân khẩu sinh sống”, ông Nhật cho hay.

2 12

Cũng theo Chủ tịch phường Ninh Hà, người dân ở Hà Liên chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản và nuôi tôm, cua ở khu vực đầm Nha Phu.

3 8

Điều đặc biệt, ở Hà Liên chỉ có tuyến đường độc đạo bằng bê tông, nối vào cổng làng.

4 7

Với đặc thù bao quanh là sông nước, nên gần như nhà nào ở làng Hà Liên đều sắm cho mình chiếc ghe.

5 5

6 3

Người dân địa phương thường dùng ghe để di chuyển đi thăm các hồ tôm, cua và ra vịnh Nha Phu để đánh bắt thủy hải sản. Nhà có điều kiện thì sắm ghe máy, còn khó hơn thì ghe chạy “bằng cơm”. 

7 3

Ở Hà Liên các nhà xây san sát nhau, dày đặc, hầu hết là nhà cấp 4.

Cụ Huỳnh Thị Lợi (91 tuổi, trú ở làng Hà Liên), cho biết bà sống cùng gia đình ở làng từ nhỏ. Ngày xưa giao thông chưa phát triển, cha ông bắt cá ở đầm Nha Phu đưa lên cho bà gánh vào trung tâm huyện bán, đổi gạo thịt về sử dụng.

8 3

Một con hẻm nhỏ trong làng Hà Liên. Tại đây, gần như các xe gắn máy đều được để ở lối đi chung của làng.

9 2

Hàng cây đước được trồng ở phía đông của làng, như một bức tường bảo vệ cư dân Hà Liên trong những trận gió, bão.

10 2

Chủ tịch UBND phường Ninh Hà cho biết thời gian đến địa phương sẽ đẩy mạnh khai thác thế mạnh đa dạng về hệ động thực vật của đầm Nha Phu để phát triển du lịch, trong đó gắn liền với làng Hà Liên.

Theo Dân trí

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm