Chàng trai xứ Nghệ đam mê khắc họa chân dung Bác

Huyền Linh 170 lượt xem 14 Tháng Tám, 2024

Với tài năng hội họa và sáng tạo cùng tình yêu Sử Việt, nhiều năm qua, nam sinh xứ Nghệ Hoàng Văn Vững đã cho ra đời nhiều tác phẩm về Bác cùng các anh hùng dân tộc trên nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau.

Hoàng Văn Vững sinh năm 2001, quê ở xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Hiện Vững sống và học ngành dịch vụ tại Hiroshima, Nhật Bản. Chàng trai xứ Nghệ thể hiện nhiều đề tài nghệ thuật về Bác Hồ, các anh hùng dân tộc Việt Nam với hàng triệu lượt thích, hàng trăm nghìn lượt theo dõi.

1 11
Hoàng Văn Vững là chàng trai xứ Nghệ có tài năng và niềm đam mê hội họa. Ảnh: NVCC.

Khắc họa hàng trăm chân dung Bác và các anh hùng dân tộc

Nhắc đến Vững, mọi người ở quê nhà đều ấn tượng sâu sắc với khả năng hội họa thiên bẩm từ tấm bé. Nhìn thấy năng khiếu của con, bố mẹ Vững cũng có ý định để cậu theo đuổi con đường nghệ thuật. Tuy không qua trường lớp hội họa nào nhưng vì đam mê nên Vững duy trì thói quen tự học vẽ và đăng tải trên các cộng đồng hội họa online. Tại đây, tranh của Vững được yêu thích, đem đến cho cậu cơ hội kiếm tiền đầu tiên là vẽ chân dung online để kiếm thêm thu nhập.

Tốt nghiệp cấp 3, Vững quyết định đi Nhật theo hai anh trai với diện du học sinh vừa học vừa làm. Nhưng khác với 2 người anh, Vững không chỉ muốn đi làm kiếm tiền, em muốn số tiền kiếm được có thể giúp mình học tập, tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật.

Với khả năng hội họa và sáng tạo, đề tài về Bác và các anh hùng dân tộc được Vững tiếp cận một cách mới mẻ, đầy cảm hứng.

“Đối với những người yêu hội họa, yêu vẽ thì việc được lấy hình ảnh những vị lãnh tụ làm mẫu tranh là quá khó khăn và áp lực rất lớn vì cái truyền thần, cái hồn phải thể hiện rất mạnh mẽ. Do vậy, đa phần chúng tôi ngầm đưa ra một truyền thống là nếu không làm được tốt thì nhất định không được lấy những hình ảnh nhà lãnh tụ ra để làm hình mẫu”, Vững trải lòng.

2 7
Chân dung Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua khắc họa của Vững. Ảnh: NVCC.

Một trong những tác phẩm được yêu thích của Vững là tác phẩm tranh vẽ trên tường chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và “cha đẻ” của nền kinh tế Nhật Bản hiện đại Shibusawa Eiichi.

“Đây là bức tranh gần đây của em được những người Việt ở Nhật rất tự hào”, Vững bộc bạch.

Một bức tranh khác về Chủ tịch Hồ Chí Minh được Vững thực hiện bằng cách chiếu đèn từ trên xuống. Bóng của những mảnh giấy nằm vuông góc với nền tranh đổ xuống thành những mảng tối, chấm phá khéo léo tạo thành bức chân dung vô cùng độc đáo, bất ngờ.

Những khoảng trổ khi thì được lấp đầy bằng bầu trời trong vắt, khi thì được đặt trên nền cây xanh mát, khi được đặt lên ngực áo… Bức trổ giấy chân dung Bác Hồ được Vững đem đến nhiều nơi tại Nhật Bản.

Truyền đam mê Sử Việt qua tranh

Trong danh sách những nhân vật được Vững khắc họa còn có Hoàng đế Quang Trung, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nữ anh hùng Võ Thị Sáu… Cùng với hiệu ứng âm nhạc hào hùng, những bài hát ngợi ca quê hương, đất nước, những tác phẩm của Hoàng Văn Vững đã chạm đến trái tim yêu nước của những công dân Việt Nam.

3 2
Hoàng Văn Vững bên tác phẩm Bác Hồ với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: NVCC.

Cách thể hiện của Vững không đơn thuần là bày tỏ sự ngưỡng mộ, mong muốn noi theo những nhân vật lịch sử. Phía dưới tất cả bài đăng liên quan đến Việt Nam, Vững luôn kèm theo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt) như một sự khẳng định, nhắc nhớ gửi đến tất cả mọi người.

Chia sẻ về nguồn cảm hứng sáng tạo từ những nhân vật lịch sử, Hoàng Văn Vững chia sẻ: “Ông nội của em là cựu quân nhân từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông có rất nhiều huân chương và sách về lịch sử, sách câu chuyện về Bác Hồ. Em còn được ông tặng 2 cuốn sách được in khổ bé trong đó có cuốn Nhật ký trong tù của Bác. Được ông truyền cảm hứng, em đã yêu thích môn Lịch Sử từ bé”.

Đam mê môn Sử nên lúc đang “tuổi ăn tuổi chơi” Vững lại thích vẽ tranh dựa trên những câu chuyện lịch sử. Chàng trai xứ Nghệ khoe đã đọc hết cả cuốn sách Chiến dịch Điện Biên Phủ dày và em đã vẽ lại rất nhiều hình ảnh trong sách đó.

“Là người Việt Nam, tôi tự hào về lịch sử của đất nước mình, về những người anh hùng dân tộc và tôi muốn nói điều này với cả thế giới. Sống xa quê hương, tôi chọn thể hiện tình yêu và niềm tự hào đó theo cách phù hợp với hoàn cảnh, sở trường và năng lực của bản thân nhất. Qua cách này, tôi muốn truyền cảm hứng và đam mê lịch sử dân tộc tới nhiều bạn trẻ để những giá trị ấy trường tồn”.

Không chỉ có năng khiếu với hội họa, Vững còn chơi tốt đàn piano và sáo trúc.

Nói về quan điểm nghệ thuật, Vững khẳng định: “Tôi rất muốn thử thách bản thân và theo đuổi nghệ thuật nên tôi luôn muốn làm khó bản thân hơn là việc đơn thuần là vẽ tranh cơ bản. Từ bé, tôi đã quen với việc không dựng khung hình trước lúc vẽ do vậy cách vẽ của tôi rất khác mọi người. Nên sau này khi tôi thử trên nhiều chất liệu trừu tượng thì tôi cảm nhận dễ hình dung hơn”.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, Hoàng Vững cho biết: “Hiện tôi có một phòng cắt tóc nhỏ đã hoạt động được một năm nay và được nhiều khách hàng lui tới nên tương lai tôi làm trong ngành tóc và tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật hội họa”.

Theo Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm