Nghề làm chiếu Cà Hom là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Huyền Linh 106 lượt xem 14 Tháng Tám, 2024

Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer, tỉnh Trà Vinh vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer, thuộc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.

Nghề dệt chiếu Cà Hom tập trung ở các ấp Chợ, Cà Hom và Bến Bạ của xã Hàm Tân. Đây là một trong những làng nghề truyền thống của tỉnh Trà Vinh, được các thế hệ người dân truyền nghề nhau gần 100 năm nay.

6 4
Nghệ dệt chiếu Cà Hom hình thành từ những thập niên cuối thế kỷ XIX được lưu truyền đến ngày nay. Ảnh: Báo Trà Vinh

Từ chỗ tự sản xuất, tự tiêu thụ, làm quà biếu, chiếu Cà Hom dần dần nổi tiếng, được nhiều người biết đến vào những năm 1960 đến nay, nhờ chất lượng vượt trội, độ bền, đẹp, hoa văn độc đáo.

Sản phẩm chiếu Cà Hom chủ yếu là chiếu hoa với 5 màu chủ đạo là trắng, đỏ, xanh, vàng và tím. Hình ảnh hay hoa văn thường được các nghệ nhân chọn lựa rất công phu cho từng sản phẩm của mình, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, hoặc theo yêu cầu của các thương lái.

Đặc biệt là chiếu hoa dệt 2 mặt, đòi hỏi sự khéo léo và thể hiện sự tinh tế, tính thẩm mỹ trong từng đường dệt của nghệ nhân. Ưu điểm của chiếu hoa Cà Hom là sau khi sử dụng 4 -5 năm vẫn đảm bảo chiếu không bị đổ lông, phai màu và giòn gãy.

Nghề dệt chiếu ở Cà Hom hiện đã từng bước được khép kín. Nguyên liệu dệt chiếu được người dân trong xã tự trồng trên các diện tích đất lúa kém hiệu quả. Toàn xã đã có trên 35 ha đất trồng lác và cứ 1000 m2 đất trồng lác, cho ra khoảng 120 đôi chiếu lớn (khổ 2×1,6 m) và 120 – 130 đôi chiếu khổ nhỏ (1×1,9 m).

Xã Hàm Tân đã thành lập hợp tác xã chiếu thảm Hàm Tân để tập hợp mọi người cùng hướng đến sản xuất ổn định, bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu làng chiếu Cà Hom – Bến Bạ đến với người tiêu dùng.

Năm 2014, nghề dệt chiếu được tỉnh Trà Vinh công nhận làng nghề. Làng nghề cũng được đưa vào danh mục cần bảo tồn và phát triển của tỉnh do có nguy cơ bị mai một.

Đến nay, Trà Vinh đã có 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là nghệ thuật “Chầm riêng chà pây” của đồng bào dân tộc Khmer; lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer ở  Trà Vinh; nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”; “Lễ hội cúng biển Mỹ Long” thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang; nghệ thuật Rô băm người Khmer tỉnh Trà Vinh; lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè; Lễ hội Đom Lơng Néak Tà của người Khmer và Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...
    1 13

    Chương trình vui chơi giải trí Tết dương lịch 2025

    Hà Nội Sự kiện Lễ hội âm nhạc chào năm mới (Countdown) được tổ chức vào tối 31.12 tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và quảng trường Cách Mạng Tháng Tám để đón Tết dương lịch 2025. Sẽ có nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật tại các địa phương của TP, trong không...
    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...

Được quan tâm