Phiên chợ vùng cao

Huyền Linh 275 lượt xem 23 Tháng Bảy, 2024

Chợ vùng cao Tây Bắc thường họp từ 5 giờ sáng đến 15 – 16 giờ chiều thì chợ tan. Đủ các thành phần, người già, trẻ con, trai gái… đều nô nức xuống chợ. Để đến được chợ, người dân phải dậy từ rất sớm và chủ yếu là đi bộ .

Giữa mùa Xuân, đến với phiên chợ vùng cao Tây Bắc du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cô gái Lô Lô, Hà Nhì, Mông… xúng xính trong bộ váy áo mới , màu sắc rực rỡ, gương mặt tươi vui, xinh xắn, trắng trẻo xuống chợ.

Đối với người dân vùng cao, đi chợ không chỉ đơn giản để mua bán hàng hóa mà còn được để giao lưu trao đổi những nông sản mà họ sản xuất ra. Vì vậy, trên khắp các nẻo đường, từ trên sườn núi đến những con đường mòn, bà con dân tộc nơi đây người đi bộ, người cưỡi ngựa, đi xe máy rộn ràng đổ về chợ. Có người cắp con lợn đen trũi, có bà, có chị lại gùi trên lưng đủ các loại nông sản như: ngô, gạo, những nắm rau xanh mơn mởn mới hái.

Chợ nơi đây họp đơn giản, người ta chỉ cần trải tấm áo mưa rồi bầy bán những tảng thịt, con gà, dăm ba xâu cá, vài nải chuối xanh hay chai mật ong rừng mới lấy được…

Khi mặt trời đứng bóng, những chảo thắng cố lớn nghi ngút khói ở góc chợ đã vơi; những chén rượu ngô thơm nồng đã cạn mà câu chuyện dường như vẫn còn chưa rứt!

Chợ vùng cao miền núi Tây Bắc được rất nhiều khách trong nước và khách nước ngoài đến tham quan du lịch. Bởi, chợ vùng cao còn nhiều nét sinh hoạt hoang sơ, dân dã mang đậm nét văn hóa của núi rừng Tây Bắc!

Một số hình ảnh độc đáo về phiên chợ vùng cao:

1 31

14

13 2

12 1

11 1

10 1

9 1

8 1

7 1

6 2

5 11zon

4 9

3 17

2 11zon

Theo Kinh tế & Đô thị

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm