Điều ít ai biết về ngôi làng mang tên Trinh Tiết

Huyền Linh 198 lượt xem 25 Tháng Sáu, 2024

Nằm nép mình bên dòng sông Đáy, ngôi làng nhỏ mang tên Trinh Tiết (xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ là một địa danh sơn thuỷ hữu tình, mà nơi đây còn là biểu tượng của sự son sắt, thuỷ chung.

10

Theo người dân làng Trinh Tiết, trước đây làng có tên là Bối Lang nhưng sau đổi thành làng Sêu (thuộc tỉnh Hà Tây). Ngày nay làng Sêu được đổi thành làng Trinh Tiết, thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Trong ảnh là hình ảnh làng Trinh Tiết và con đường làng chuẩn bị mang tên Trinh Tiết.

11 1

Ngôi làng Trinh Tiết nằm yên bình bên dòng sông Đáy không chỉ là một địa danh hữu tình mà còn là biểu tượng của sự son sắt và thủy chung. Câu chuyện về làng Trinh Tiết gắn liền hình ảnh người phụ nữ thủ tiết nuôi dạy con thành tài, đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ.

12

Theo các bậc cao niên trong làng, trước đây đối với những cô gái đi lấy chồng nơi khác, để minh chứng cho tấm lòng son của mình với làng thì trước khi đi lấy chồng, các cô gái tự đóng góp gạch để lát đường làng. Người đi trước làm gương cho thế hệ sau, cứ thế đã trở thành quy ước, lệ làng. Trước khi xuất giá, những cô gái phải đóng góp 200 viên gạch để xây dựng đường làng.

13

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đến nay làng Trinh Tiết vẫn giữ được nhiều nét đẹp truyền thống văn hóa.

14

Cận cảnh cổng làng văn hoá Trinh Tiết.

15

Theo Nghị quyết đặt tên và điều chỉnh độ dài phố phường, 22 tuyến đường, phố tại Hà Nội sẽ có những cái tên hoàn toàn mới. Trong đó, tại huyện Mỹ Đức, thành phố dự định đặt tên Trinh Tiết cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường 419 tại Km63+700, cổng làng Trinh Tiết, thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng, đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Thọ Sơn tại ngã ba chợ Sêu. Đường Trinh Tiết dài 540m, rộng 7,5-8m.

16

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Vă Vượng (người dân) cho biết, hiện nay lệ làng xưa đã không còn, những cô gái làng Trinh Tiết đi lấy chồng nơi khác không còn phải góp gạch xây đường làng nữa. Đường ngang ngõ dọc trong làng đang dần được trải nhựa, bê tông hóa, nhưng vẫn giữ nguyên vẹn những nét đẹp truyền thống của làng.

17

Mỗi chiều hàng ngày, những người dân trong làng thường ra cổng làng trò chuyện và hóng mát.

18

“Hầu hết người dân đồng tình, vui mừng đón nhận tên đường mới này”, ông Nguyễn Văn Vượng chia sẻ.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

Được quan tâm