Sài Gòn du lãm: Tính cách, trang phục và trang sức của người An Nam

Huyền Linh 301 lượt xem 17 Tháng Sáu, 2024

[…] Cuộc chinh phục xứ sở rộng lớn này không phải không tốn nhiều xương máu. Chiến dịch ấy đã rất tàn khốc và khó khăn.

Thời kỳ đó người ta chưa có xu thế bành trướng, chưa bóp méo các kế hoạch thực dân và chưa trì hoãn những cuộc chinh phục dứt khoát vì lý do ngân sách. Khi đó chúng ta đã đổ rất nhiều máu […] Những chiến trường làm nên tên tuổi của nhiều người đã biến thành ruộng đồng xanh tốt […]

29
Một căn nhà nhỏ ở Sài Gòn. Tranh khắc của Bazin, phỏng theo một bức ảnh
Thư viện quốc gia Pháp

Những con đường trải dài khắp các tỉnh (province) lớn và chuyên chở tài nguyên miền thượng đến vô số kinh rạch. Những kinh rạch tự nhiên kết nối các nhánh sông lớn ở khắp nơi. Châu thổ sông Mékong chằng chịt tạo thành một bức tranh khảm đầy những cù lao màu mỡ và quanh năm xanh tốt.

[…] Toàn bộ gia đình sinh sống trên chiếc “tam bản” (sampan), một dạng thuyền đáy bằng, ở giữa lợp mái như thuyền gondola của Venise. Mũi và đuôi thuyền vươn nhọn như cái sừng, đem lại một dáng vẻ tao nhã đặc biệt cho những mái nhà di động này và cả những tay chèo, đứng ở đầu hay cuối thuyền khua mái chèo một cách khoan thai.

Những ngôi làng An Nam quần tụ ngay bên bờ kinh rạch. Không gì thơ mộng cho bằng lớp lớp những mái “tranh” (rạ ở Viễn Đông), ẩn mình dưới hàng cọ.

Người An Nam nhỏ nhẹ, kín đáo nhưng thông minh. Họ rất sợ sệt, vì vậy đối xử với họ phải dịu dàng chứ đừng nên tàn bạo. Cái “roi mây” trứ danh từ lâu đã vùi dập lục phủ ngũ tạng của những dân nghèo ấy mà chẳng đưa lại kết quả tốt đẹp nào. Ta phải kiên nhẫn vì họ không hiểu được cơn giận dữ của ta. Ta chỉ có thể chinh phục tâm trí họ nếu ta bình tĩnh và thầm lặng như họ. Cứng rắn và mềm mỏng, đó là hai phương cách dễ dàng để chứng nghiệm. Người nào ngược đãi gia nhân thì người đó sẽ bị phục vụ tệ hại. Cần phải đưa ra mệnh lệnh rõ ràng và từ tốn; nếu thằng bồi không tuân lệnh thì khả năng cao là do nó không hiểu.

Phụ nữ An Nam

Con mắt người An Nam lanh lợi. Nét mặt họ dịu dàng, thường khả ái.

Phụ nữ không thiếu sức cuốn hút. Cơ thể họ mềm mại, hông nở nang. Những bàn chân trần được chăm sóc kỹ lưỡng có thể khiến cho những người tôn sùng hình thức nhất cũng phải ngưỡng mộ. Cườm tay cực kỳ thanh tú, thậm chí mỏng manh, khiến cho bàn tay xinh đẹp có một sự mềm dẻo lạ kỳ không thua kém phụ nữ Java.

Trang phục bản địa khá giản dị. Đàn ông và phụ nữ bận áo dài buông xuống mắt cá chân; hai bên xẻ tà kiểu như áo sơ-mi nam; ống tay áo bó sát vào cổ tay, đây gọi là cái-áo (ké-o).

Từ thắt lưng cho tới gót chân, người An Nam mặc “cái-quần” (ké-kuoan), một loại quần rộng và lùng thùng, buộc ở ngang lưng bằng một dây lụa sặc sỡ. Chiếc áo dài và chiếc quần làm bằng vải tốt hay xoàng tùy theo đẳng cấp xã hội: nhìn chung chúng được may bằng lụa đen, tím hoặc trắng. Người An Nam giàu có thì đi giày dép, gọi là day-ham-het. Đa số đi chân trần.

Đàn ông cũng như phụ nữ đều búi mái tóc nâu bóng của họ thành củ hành sau đầu. Phụ nữ cố định búi tóc bằng kẹp ghim vàng ngắn hơn ghim của phụ nữ Nhật Bản. Ở Nam kỳ, khăn xếp chỉ dành cho đàn ông.

Đàn ông hiếm khi dùng trang sức và chỉ đeo vài chiếc nhẫn; trái lại phụ nữ diện trang sức vô kể; có đến cả ký vàng trên người một cô gái. Những chiếc vòng tay sít rịt nhau chạy từ cổ tay cho tới bắp tay. Những chiếc vòng cổ nặng nề thít lấy những cần cổ mảnh mai trong một cái ách bằng vàng.

Ở những gia đình giàu có, phụ nữ đeo kim cương đính trên nhẫn hoặc trên vòng cổ hoặc nạm trong một miếng khánh thõng xuống trước ngực. Những hạt kim cương này được cắt rất thô và có độ sáng tầm thường.

Người An Nam là một dân tộc vui vẻ, an phận và lúc nào cũng cười. Người ta hay nói người An Nam là “dân Pháp của Viễn Đông”. Sự so sánh này dĩ nhiên làm cho thần dân Đông Dương của ta mê tít nhưng không thể phủ nhận rằng chính cái tinh thần, tính cách vui vẻ, nhân hậu vô lo ở người An Nam đã biến người Pháp thành kẻ tử tế nhất đời. (còn tiếp) 

(Thư Nguyễn trích dịch từ tạp chí Le tour du monde năm 1893)

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm