Xúc động chương trình nghệ thuật ‘Con đường thế kỷ Người đi’

Huyền Linh 155 lượt xem 6 Tháng Sáu, 2024

Chương trình nghệ thuật “Con đường thế kỷ Người đi” do Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM thực hiện, đã để lại những ấn tượng đặc biệt với xúc cảm dạt dào.

Tối 5/6, Ban tổ chức Kỷ niệm các Ngày lễ lớn TP HCM tổ chức chương trình nghệ thuật “Con đường thế kỷ Người đi”, nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2024); 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024) và 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2024).

Tại Bến cảng Sài Gòn, ngày này, cách đây 113 năm trên chiếc tàu “L’amiral Latouche-Tréville” người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với tên gọi “Văn Ba” tạm rời xa Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình giải phóng dân tộc.

1 12
Tiết mục ca múa “Bên tượng đài Bác Hồ”. Ảnh: H.Hùng

Dù thời gian đã lùi xa hơn một thế kỷ, nhưng sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 113 năm trước vẫn mãi là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân. Đó còn là bài học về nghĩa vụ, trách nhiệm với quê hương đất nước, tinh thần học tập sáng tạo, độc lập tự chủ, tận trung với nước, tận hiếu với dân đối với các thế hệ thanh niên Việt Nam và đối với mỗi người dân Việt Nam hôm nay.

Chương trình nghệ thuật “Con đường thế kỷ Người đi” do Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP HCM thực hiện, được đầu tư dàn dựng hoành tráng. Xuyên suốt chương trình hành trình từ cột mốc ngày 5/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Bác ra đi tìm đường cứu nước, đến quá trình chiến đấu gian khổ, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật được chia làm 3 chương. Mở đầu là hành trình “Theo dấu chân Người” với những ca khúc như: “Dấu chân phía trước”, “Lá cờ tháng 8”, “Lãnh tụ ca”, “Qua miền Tây Bắc”…

2 11
Ca khúc “Qua miền Tây Bắc”

Chương 2 với chủ để “Tên người sáng mãi” với những ca khúc như “Người là niềm tin tất thắng”, “Bài ca tháng 5” và “Bài ca Hồ Chí Minh”… khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam mà còn là nhà lãnh đạo, người anh hùng giải phóng dân tộc được nhân dân thế giới ngưỡng mộ với tình cảm chân thành. Đó cũng là câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Bác gần gũi mà vô cùng vĩ đại – Người đã cống hiến quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Chương 3 với chủ đề “Tình Bác sáng đời ta” gồm những ca khúc: “Thăm bến Nhà Rồng”, “Làm theo di chúc thiêng liêng”, “Con đường thế kỷ ngày ấy Người đi”, “Tự hào thanh niên Thành phố Bác”… như khẳng định một lần nữa Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúc kết những giá trị tư tưởng lớn lao và định hướng đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam, từ đó, soi đường để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3 9
Ca sĩ Duyên Quỳnh biểu diễn bài hát “Bài ca Hồ Chí Minh”. Ảnh: H.Hùng

Chương trình có sự tham gia biểu diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ: NSND Thanh Điền, NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Vân Khánh, NSƯT Phạm Thế Vĩ; các nghệ sĩ Quang Linh, Hồ Trung Dũng, Phạm Trang, Thanh Nguyên, Duyên Huyền, Võ Thành Tâm, Thùy Trinh, Lưu Hiền Trinh, nhóm Mắt Ngọc, nhóm 135, nhóm Lạc Việt, nhóm ca Thế hệ trẻ…

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    10 1

    Làng Tà Lài đẹp như phim của Ká Tuyền mang giấc mơ bảo tồn giá trị văn hóa bản địa ở Đồng Nai

    Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài – Tà Lài Eco Lodge ra đời là hoài bão của cô gái trẻ, góp phần bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng. Nghề truyền thống ở làng Tà Lài đang mất dần...
    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...
    4

    Thúc đẩy tiềm năng du lịch Quảng Trị

    Năm nay tại Quảng Trị đã diễn ra hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch – có ý nghĩa mở hướng đi mới, đặc sắc cho ngành “công nghiệp không khói”. “Lễ hội vì hòa bình” tổ chức vào tháng 7 là sáng kiến mang tính chiến lược của tỉnh Quảng...

Được quan tâm