Đệ trình nghệ thuật Chèo là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Huyền Linh 54 lượt xem 29 Tháng Ba, 2024

PTT Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Chèo” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngày 29/3, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2082 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc gửi hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO).

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Chèo” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

1 16
Trích đoạn Thị Mầu lên chùa trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa di sản văn hóa phi vật thể “Mo Mường” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ủy quyền cho Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký các hồ sơ theo quy định.

Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam được lãnh đạo Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm các thủ tục cần thiết để gửi các hồ sơ di sản tới UNESCO, bảo đảm thời gian theo quy định của Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể 2003 và pháp luật về di sản văn hóa.

Nghệ thuật chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của người Việt, phát triển mạnh và phổ biến ở đồng bằng sông Hồng cùng 2 khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chèo mang tính quần chúng và thường gắn với các lễ hội dân gian nhằm tạ ơn thần thánh phù hộ cho vụ mùa bội thu, dân làng no ấm và để những người nông dân thường ngày chân lấm tay bùn có thể giao lưu, cất lên tiếng lòng của mình.

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỷ X đến nay, nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân, ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người. Bên cạnh đó cũng có những vở chèo mang tính hài hước, phê phán những thói hư, tật xấu, chống lại bất công, thể hiện tình yêu thương, lòng bao dung, sự tha thứ.

Mo Mường là hoạt động diễn xướng dân gian được thể hiện trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Mường. Không gian tổ chức các hoạt động diễn xướng và lời mo được diễn ra trong đời sống cộng đồng và trong từng gia đình tổ chức một nghi lễ. 

Chủ thể thực hành Mo Mường là các thầy mo, đây là những người giữ tri thức mo, thuộc lòng hàng vạn câu mo và thông thạo các nghi lễ, tập quán, là người uy tín được cộng đồng tin tưởng. Khi thực hành nghi lễ thầy mo là người nói, đọc, hát các bài mo khi làm lễ. 

Người Mường không có chữ viết riêng nên các bài mo (bài khấn) của người Mường được lưu truyền từ thế hệ thầy mo này qua thế hệ thầy mo khác bằng phương pháp truyền miệng, được tồn tại và duy trì thông qua các nghi lễ trong dân gian của người Mường. 

Theo VTC News

Bài viết cùng chủ đề:

    3

    Thu hoạch ngó sen, nông dân miền Tây trầm mình lội sình nhiều giờ dưới nắng nóng

    Thời điểm này, để thu hoạch ngó sen, nông dân miền Tây phải trầm mình, lội sình suốt nhiều giờ dưới nắng nóng gay gắt. Không chỉ mang vẻ đẹp thuần khiết, bình yên chốn làng quê, cây sen ngày càng trở thành nguồn thu nhập khá đối với nông dân. Nhiều gia đình ở xã...
    1 1

    Qua miền di sản

    Mưa phùn lất phất trên những con phố vắng của cố đô. Đây là lần đầu tiên tôi đến nơi đây vào mùa xuân, khi Huế đẹp nhất. Người ta bảo Huế nhỏ thôi, chỉ có vài con đường dẫn đến những địa điểm nổi tiếng với những di sản văn hóa thế giới. Huế...
    2

    Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt trước thách thức trên thị trường vốn

    Các startup Việt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới, do đó chưa hấp dẫn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, có tới 69% doanh nghiệp trả lời khảo...
    1 28

    Dịp lễ 30-4 và 1-5: Triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”

    Ngày 26-4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sẽ phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”. Triển lãm diễn ra tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, gồm 3 phần nội dung:...
    4 18

    Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở Hóc Môn

    Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến “săn” ảnh trong thời gian gần đây. Nhìn từ trên cao, những ao rau nhút hiện lên xanh mướt, đầy ấn tượng. Những ao rau nhút xanh mướt với góc nhìn từ trên...

Được quan tâm