Cải tạo, sửa chữa di tích chùa cổ gần 200 tuổi ở Quy Nhơn

Huyền Linh 330 lượt xem 19 Tháng Ba, 2024

UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý với chủ trương cải tạo, sửa chữa di tích chùa Ông Nhiêu ở TP.Quy Nhơn.

Sáng 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Bình Định, cho biết di tích chùa Ông Nhiêu (P.Trần Hưng Đạo, TP.Quy Nhơn, Bình Định), hay còn gọi là đền Quan Thánh, bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng do thời gian nên cần phải tu sửa, cải tạo.

“UBND tỉnh Bình Định cũng vừa có công văn đồng ý với chủ trương cải tạo, sửa chữa lại chùa Ông Nhiêu. Việc này nhằm mục đích bảo quản, tôn tạo di tích lịch sử, đồng thời tạo điểm nhấn để phát triển du lịch trên địa bàn TP.Quy Nhơn”, ông Chánh nói.

1 15
Chùa Ông Nhiêu nằm ở đường Bạch Đằng, P.Trần Hưng Đạo (TP.Quy Nhơn)
H.P

Cụ thể, UBND tỉnh Bình Định giao UBND TP.Quy Nhơn thực hiện điều chỉnh, bổ sung thiết kế tổng mặt bằng quy hoạch tu bổ di tích chùa Ông Nhiêu như đề nghị của Sở VH-TT, các ngành liên quan.

Sau khi quy hoạch thiết kế tổng thể mặt bằng điều chỉnh, bổ sung được cấp thẩm quyền chấp thuận, UBND TP.Quy Nhơn phối hợp với các ngành liên quan và đơn vị tư vấn khẩn trương lập, hoàn thiện thủ tục hồ sơ, công khai nội dung dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Ông Nhiêu để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, các nhà khoa học. Kinh phí cải tạo, sửa chữa lại di tích chùa Ông Nhiêu từ nguồn ngân sách của UBND TP.Quy Nhơn.

2 12
Khuôn viên chùa Ông Nhiêu
H.P

Di tích chùa Ông Nhiêu (ở đường Bạch Đằng, P.Trần Hưng Đạo), được xây dựng từ năm 1837, còn được biết đến với cái tên đền Quan Thánh. Đây là một công trình kiến trúc dân gian gần 200 năm tuổi, gắn liền với sự hình thành và phát triển của TP.Quy Nhơn. Di tích chùa Ông Nhiêu gắn với tín ngưỡng, văn hóa dân gian, thể hiện ước vọng của người dân với những điều tốt đẹp.

Năm 2002, di tích chùa Ông Nhiêu được công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, với diện tích bảo vệ khu vực 1 là hơn 922 m2. Năm 2016, UBND tỉnh quy hoạch mở rộng như hiện nay, diện tích hơn 1.217 m2. Chùa Ông Nhiêu đã trải qua nhiều lần tu sửa do các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng. Trong đó, lần tu sửa lớn nhất là năm 1960 và gần đây nhất là tháng 8.2015.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm