Khi âm nhạc kết hợp với điện ảnh trong vở diễn ‘Trăng khuyết’

Huyền Linh 448 lượt xem 12 Tháng Ba, 2024

Vở diễn “Trăng khuyết” do đạo diễn Phạm Lê Nam đồng thời là tác giả kịch bản thực hiện sẽ ra mắt công chúng trong các ngày 15 và 23/3 tại Rạp Đại Nam (Hà Nội). Đây là lần đầu đầu tiên trên sân khấu rạp Đại Nam công diễn một vở sân khấu kết hợp âm nhạc và những thủ pháp điện ảnh.

“Trăng khuyết” kể về thân phận của một cô gái điếm, nhưng thông qua câu chuyện để nói lên thân phận của những mảnh đời bất hạnh đang tồn tại trong xã hội.

2 27
“Trăng khuyết” kể về thân phận của một cô gái điếm, nhưng thông qua câu chuyện để nói lên thân phận của những mảnh đời bất hạnh đang tồn tại trong xã hội.

Chọn tên “Trăng khuyết” là ẩn ý của đạo diễn và cũng chính là tác giả kịch bản Phạm Lê Nam, bởi chẳng có ai là người hoàn hảo, tròn đầy cả. Ở “Trăng khuyết”, Đạo diễn Phạm Lê Nam nói nhiều đến những góc khuất của mỗi phận người trong xã hội, đặc tả được tính cách của nhân vật một cách rõ nét thông qua diễn xuất, âm nhạc, ánh sáng và bối cảnh.

Vốn là người chuyên dòng phim hình sự và tài liệu nên việc lựa chọn đề tài, ngôn ngữ biểu đạt trong tác phẩm, luôn được Đạo diễn chú ý. Ngay cả kịch bản văn học cũng được anh xây dựng từ những tình tiết câu chuyện có thật đã từng xảy ra đâu đó, được chắt lọc và dẫn dắt chúng trong một mạch cảm xúc xuyên suốt để làm nổi bật lên mỗi phận người trong xã hội.

3 20
Một cảnh trong vở diễn.

Khi được hỏi điều gì đã khiến đạo diễn Phạm Lê Nam quyết định thực hiện dự án Trăng Khuyết khi mà các sân khấu ngày một thưa vắng khách, anh cho biết: “Với mong muốn đem đến những điều mới mẻ, giúp khán giả đến rạp để có những cảm nhận mới về sự phát triển của sân khấu hôm nay và giữ chân họ trong nhiều đêm diễn, nên tôi mong muốn khán giả tới rạp là có thể cảm nhận và hòa mình vào mạch cảm xúc của vở diễn”.

Đạo diễn Phạm Lê Nam cho rằng: “Sự chân thật từ góc máy, từ diễn xuất của diễn viên sẽ là những gì chân thực nhất đến với công chúng. Và chúng tôi tin “Trăng Khuyết” sẽ không phụ lòng mong đợi của công chúng. Và dù muốn hay không, đã theo nghề thì cái nghề, cái nghiệp nó đeo bám và mình phải dấn thân, phải tìm ra những hướng đi riêng để làm mới chính mình và làm thay đổi diện mạo sân khấu mới có thể hội nhập quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão hiện nay”.

Theo Đại Đoàn Kết

Bài viết cùng chủ đề:

Được quan tâm