Góc ký họa: Trụ sở UBND TP.HCM

Huyền Linh 97 lượt xem 10 Tháng Ba, 2024

Khánh thành năm 1909, trụ sở UBND TP.HCM (86 Lê Thánh Tôn, Q.1) là một trong 17 công trình hơn 100 năm tuổi ở TP.HCM, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Thời Pháp thuộc, công trình có tên Dinh Xã Tây. Thời VNCH, đây là nơi làm việc, hội họp của chính quyền (gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn). Từ năm 1975 đến nay, công trình là trụ sở UBND TP.HCM.

1 8
Ký họa của KTS Nguyễn Đăng Tuấn
KTS cung cấp
2 7
Ký họa của họa sĩ Thái Lan Sutien Lokulprakit
Họa sĩ cung cấp

Với khuôn viên diện tích 7.500 m2 , công trình do kiến trúc sư Fermand Gardès thiết kế, dựa theo mẫu Tòa thị chính ở Paris – Pháp. Khi mới xây dựng, công trình chỉ gồm một khối sảnh ở giữa (có tháp đồng hồ nhô cao) và hai khối nhà một tầng hai bên (được xây thêm tầng lầu vào khoảng thập niên 1940). Năm 1966, ba dãy nhà bốn tầng được xây thêm sau tòa nhà chính. Từ thập niên 1990 đến nay, công trình nhiều lần được trùng tu, nâng cấp, xây mở rộng… Năm 2005, công trình được các chuyên gia ánh sáng của TP.Lyon (Pháp) thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng nghệ thuật.

3 4
Ký họa của họa sĩ Thái Lan Sutien Lokulprakit
Họa sĩ cung cấp
4 4
Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
5 5
Ký họa của KTS Linh Hoàng
KTS cung cấp

Mặt đứng công trình được thiết kế pha trộn phong cách kiến trúc Baroque (xuất hiện khoảng thế kỷ 17, chú trọng đến các chi tiết uốn lượn cầu kỳ), trang trí kiểu Rococo (xuất hiện khoảng thế kỷ 18, hướng đến các chi tiết đường cong mềm mại, cấu trúc không đối xứng, hoa văn tinh tế), cửa sắt kiểu art-nouveau (xuất hiện cuối thế kỷ 19, các chi tiết hoa mỹ, lượn sóng, cách điệu từ cây hoa lá). Hàng cột thức Corinthian (một trong ba thức cột cổ điển phổ biến nhất, thường được sử dụng trong kiến trúc công cộng) với họa tiết lá mềm mại rất hợp với những mảng trang trí cầu kỳ và dày đặc khắp công trình (phù điêu nữ thần, thiên thần, thú… trên tháp, dây hoa lá trên cổng chính, tường và trần nội thất…).

6 3
Ký họa của SV Nguyễn Vũ Minh Tùng – ĐH Nguyễn Tất Thành
Họa sĩ cung cấp
7 3
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
8 2
Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ
KTS cung cấp

Dịp 30.4.2023, lần đầu tiên trụ sở UBND TP.HCM cho phép đón khách tham quan.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...
    4

    Thúc đẩy tiềm năng du lịch Quảng Trị

    Năm nay tại Quảng Trị đã diễn ra hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch – có ý nghĩa mở hướng đi mới, đặc sắc cho ngành “công nghiệp không khói”. “Lễ hội vì hòa bình” tổ chức vào tháng 7 là sáng kiến mang tính chiến lược của tỉnh Quảng...
    9

    Hành động vì biển xanh

    Giữ gìn vệ sinh môi trường biển là hoạt động quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc đối với cộng đồng; đó cũng là nhiệm vụ mà tuổi trẻ Cảnh sát biển Việt Nam đang tích cực thực hiện. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng rác...
    1 2

    Làng chuyên nghề đảo nước, lọc ruột tại Quảng Nam

    Làng hến Tân Phú (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) nằm bên dòng sông Trường Giang thơ mộng, bao đời nay gắn liền với nghề khai thác và tách ruột hến, tạo việc làm cho hàng trăm người dân. Thôn Tân Phú có hơn 330 hộ dân nhưng có trên 150 gia...

Được quan tâm