Doanh nghiệp nhà nước đóng góp 166 triệu tỷ đồng trong năm 2023

Huyền Linh 133 lượt xem 24 Tháng Hai, 2024

Trong năm 2023, nhóm doanh nghiệp nhà nước đạt doanh thu 1.652 triệu tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 125,8 triệu tỷ và đóng góp 166 triệu tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị 07 ngày 22/2/2024 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước.

Đáng chú ý, trong năm 2023 nhóm doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã đóng góp lượng lớn cho ngân sách nhà nước. Cụ thể, doanh thu đạt 1.652 triệu tỷ đồng, vượt kế hoạch 4%. Lãi sau thuế mang về 125,8 triệu tỷ đồng, vượt kế hoạch 8%. Nhóm này đã đóng góp 166 triệu tỷ đồng cho ngan sách nhà nước trong năm 2023.

1 1
Doanh nghiệp nhà nước đóng góp 166 triệu tỷ đồng cho ngân sách năm 2023 (Ảnh TL)

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các DNNN nâng cao nhật thức và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao là quản lý vốn và tài sản của nhà nước. Nhất là trách nhiệm của Chủ tịch, Tổng giám đốc/Giám đốc, người đại diện cho vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng đã yêu cầu khẩn trương triển khai hiệu quả Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2025. Triển khai chiến lược phát triển, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm, kế hoạch 5 năm của doanh nghiệp đã được phê duyệt cùng các nhiệm vụ, chỉ đạo liên quan của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các dự án đầu tư lớn, trọng điểm của quốc gia trong các lĩnh vực quan trọng, DNNN cần phải đẩy mạnh thực hiện theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao để tạo động lực phát triển cho nền kinh tế.

Thủ tướng cũng yêu cầu các DNNN ưu tiên tập trung nguồn lực và lĩnh vực kinh doanh chính, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả; sắp xếp, tinh gọn bộ máy để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và trên trường quốc tế. Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ phối hợp để sớm đưa Luật Đất đai ứng dụng thực tế, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế xã hội.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm