Một ngân hàng thuộc nhóm Big4 tham gia ‘cuộc đua’ điều chỉnh dịch vụ SMS Banking

Huyền Linh 183 lượt xem 15 Tháng Mười Hai, 2023

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa phát đi thông báo điều chỉnh biểu phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn SMS từ ngày 1/1/2024.

Đối với dịch vụ SMS chủ động, ngân hàng sẽ tính phí theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng thay vì tính mức chung 10.000 đồng/tháng/số điện thoại như thời điểm hiện tại. Thực chất, đây là loại phí mà khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ nhận thông báo thay đổi số dư tài khoản, giao dịch chi tiêu thẻ quốc tế, lịch trả gốc vay, lãi vay… qua tin nhắn SMS.

Từ đầu năm sau, nếu khách hàng phát sinh dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, phí dịch vụ SMS Banking sẽ là 10.000 đồng/tháng/số điện thoại. Nếu khách hàng phát sinh trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, Vietcombank sẽ thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn. Các mức phí này chưa bao gồm VAT.

14 1
Bên cạnh Vietcombank, nhiều ngân hàng khuyến khích nhận biến động số dư qua app để giảm chi phí SMS Banking.

Đáng chú ý, Vietcombank cho biết ngân hàng sẽ chính thức dừng gửi tin nhắn biến động số dư với các giao dịch có giá trị dưới 50 nghìn đồng.

Trước đó, vào đầu năm 2022, Vietcombank cũng đã áp dụng biểu phí SMS Banking lũy tiến, với mức phí cao nhất lên tới 77.000 đồng/tháng, nhưng sau đó đã giảm trở lại khi các ngân hàng đạt được mức phí thống nhất với các nhà mạng (11.000 đồng/thuê bao/tháng).

Trước Vietcombank, nhiều ngân hàng đã thực hiện tăng loại phí dịch vụ này, đồng thời khuyến khích khách hàng đổi sang hình thức nhận thông tin qua app.

Cụ thể, từ ngày 1/9/2023, VPBank đã áp dụng biểu phí SMS Banking mới, mức phí cũng sẽ tính theo số lượng tin nhắn nhận hàng tháng thay vì thu đồng loạt theo một mức cố định như trước (12.000 đồng/số tài khoản/thuê bao).

Theo đó, mức phí dành cho số lượng tin nhắn từ 0 -15 tin nhắn/tài khoản/1 số điện thoại là 10.000 đồng/tháng; từ 15 – 30 tin nhắn là 20.000 đồng/tháng; từ 31 – 50 tin nhắn là 30.000 đồng/tháng; từ 51 – 100 tin nhắn là 50.000 đồng tháng và từ 101 tin nhắn trở lên là 70.000 đồng/tháng. Biểu phí này chưa bao gồm VAT. Ngoài ra, các giao dịch có giá trị dưới 100.000 đồng (mức giao dịch tối thiểu) sẽ không nhận thông báo biến động số dư về điện thoại mà nhận trực tiếp qua app.

Với Eximbank, từ đầu tháng 4 năm nay, ngoài việc áp dụng chính sách mức thu phí 15.000 đồng/tháng/tài khoản/thuê bao như trước đó, ngân hàng này sẽ thu thêm phí vượt tin. Mức phí thu thêm là 55.000 đồng/tháng/tài khoản/thuê bao với khách hàng có số lượng tin nhắn SMS Banking biến động số dư từ 50 tin nhắn/tháng trở lên.

Cùng thời điểm đó, SeABank cũng tăng phí dịch vụ tin nhắn SMS Banking từ 22.000 đồng/tháng lên 33.000 đồng/tháng/thuê bao đối với khách hàng thường; từ 11.000 đồng/tháng lên 16.500 đồng/tháng đối với khách hàng ưu tiên. Mức phí áp dụng đồng loạt, không phân biệt số lượng tin nhắn nhiều hay ít.

Từ đầu năm nay, TPBank cũng đã áp dụng mức thu 11.000 đồng/tháng/thuê bao đối với gói cơ bản (thông báo biến động số dư với các giao dịch từ 500.000 đồng trở lên). Đối với khách hàng đăng ký 2 và 3 thuê bao di động nhận tin nhắn, mức thu lần lượt là 27.500 đồng/tháng và 49.500 đồng/tháng gói thuê bao cơ bản. Đối với gói SMS Banking đầy đủ, mức phí được áp dụng là 22.000 đồng/thuê bao; 49.500 đồng/2 thuê bao và 82.500 đồng/3 thuê bao.

Lý giải về việc tăng phí sử dụng SMS Banking, nhiều nhà băng cho biết đang phải chịu lỗ từ dịch vụ này do phải trả phí SMS cho nhà mạng với mức giá đắt gấp 3 lần so với thông thường. Cũng theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, với số lượng tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động lên tới cả trăm đơn vị, chi phí viễn thông do cả hệ thống ngân hàng trả cho các nhà mạng lên tới vài trăm tỷ/tháng.

Do đó, để tiết kiệm chi phí SMS, các ngân hàng hiện đang điều chỉnh chính sách thu phí nhằm thúc đẩy khách hàng chuyển dịch sang sử dụng tính năng nhận thông báo qua app. Ngoài việc miễn phí dịch vụ thì nhận thông báo trên app còn giảm thiểu được nguy cơ rủi ro lộ thông tin cá nhân, vừa dễ theo dõi, quản lý ngay cả khi giao dịch tại nước ngoài mà không cần chuyển vùng số điện thoại (roaming) như dùng SMS Banking.

Theo VNBUSINESS

Bài viết cùng chủ đề:

    1 1

    Năng lượng tái tạo cho tương lai xanh

    Thúc đẩy năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp quan trọng giảm thải carbon, tái cấu trúc nền kinh tế bền vững. Tại Diễn đàn quốc tế Franconomics – 2024: Năng lượng tái tạo – kịch bản cho tương lai xanh” do khoa Quốc tế Pháp ngữ (Đại học Quốc gia Hà...
    1

    Vinalink Group – Doanh nghiệp vì cộng đồng

    Vinalink Group vừa được UBND Quận Cầu Giấy trao tặng giấy khen vì những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận năm 2024. Điều này không chỉ là sự công nhận cho những thành tựu kinh doanh ấn tượng mà còn phản ánh tầm nhìn chiến lược,...
    6 1

    Ericsson và VNPT phối hợp triển khai 5G tại Việt Nam

    Ericsson và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức hợp tác triển khai công nghệ 5G. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng để củng cố cam kết của cả hai bên trong việc xây dựng hạ tầng số vững mạnh tại Việt Nam. Theo thỏa thuận...
    7

    Doanh nhân trẻ Hải Phòng: Đòn bẩy phát triển kinh tế

    Cùng với khối doanh nghiệp FDI, lực lượng doanh nhân trẻ Hải Phòng đang dần lớn mạnh, tạo đòn bẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố. Phát triển vượt bậc Thời gian qua, đội ngũ doanh nhân trẻ TP Hải Phòng đã thực hiện nhiều nhiệm vụ, cải tiến các kỹ thuật, góp phần...
    10

    Sớm hoàn thiện cơ chế APA thu hút nhà đầu tư nước ngoài

    Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về APA, góp phần tạo môi trường đầu tư minh bạch và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo bà Đinh Mai Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế, Phụ trách toàn quốc về tư vấn giá giao dịch liên kết của Deloitte...

Được quan tâm