Bổ sung nhiều quy định mới về thông tin tín dụng

Huyền Linh 235 lượt xem 12 Tháng Mười Hai, 2023

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư 15/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Thông tư quy định, hoạt động thông tin tín dụng nhằm tạo lập Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia để: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; Hỗ trợ tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện trong hoạt động kinh doanh; Hỗ trợ khách hàng vay tiếp cận nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đời sống, kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ tổ chức khác tiếp cận thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật.

Thông tư nêu rõ nguyên tắc hoạt động của thông tin tín dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Đảm bảo tính khách quan và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đảm bảo chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời đối với thông tin tín dụng cung cấp cho Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

9 thông tin tín dụng cung cấp cho CIC

Theo đó, tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, thông tin định danh về khách hàng vay.

Thứ hai, thông tin về người có liên quan của khách hàng vay (đang được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng vay).

Thứ ba, thông tin về cho vay và các hoạt động cấp tín dụng khác (không bao gồm nhóm chỉ tiêu tại (4) và (5).

Thứ tư, thông tin về thẻ tín dụng.

Thứ năm, thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng).

Thứ sáu, thông tin về biện pháp bảo đảm cấp tín dụng.

Thứ bảy, thông tin về hoạt động xử lý nợ xấu nội bảng.

Thứ tám, thông tin ngoại bảng.

Thứ chín, báo cáo tài chính năm (theo báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan Thuế hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán) của khách hàng vay là doanh nghiệp.

Tổ chức tự nguyện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng nêu trên cơ sở hợp đồng trao đổi thông tin với CIC.

Ngoài ra, việc cung cấp thông tin tín dụng này được thực hiện dưới dạng các tệp dữ liệu điện tử theo Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng.

Trường hợp một số nhóm hoặc toàn bộ các nhóm chỉ tiêu thông tin tín dụng không thể cung cấp được dưới dạng các tệp dữ liệu điện tử, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện có thể cung cấp bằng văn bản trên cơ sở thống nhất với CIC.

Hiện hành tại Thông tư 03/2013/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 27/2017/TT-NHNN), các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 03/2013/TT-NHNN và được phân thành các nhóm chỉ tiêu.

Về thời hạn cung cấp các nhóm chỉ tiêu được nêu ở trên, Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định như sau: Tổ chức tín dụng cung cấp theo tần suất quy định cụ thể tại Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng ban hành kèm theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp định kỳ hai lần một tháng. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô cung cấp định kỳ một lần một tháng.

Các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng

Điều 7 Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng.

Cụ thể, hành vi bị cấm như thu thập, cung cấp, trao đổi, sử dụng trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật nhà nước.

Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

Trao đổi, cung cấp thông tin tín dụng sai đối tượng hoặc cho bên thứ ba trái quy định của pháp luật.

Lợi dụng các hoạt động thông tin tín dụng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cản trở hoạt động thu thập và khai thác thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo Người đưa tin

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm