Mãn nhãn trước “kho tàng di sản” đồ sộ trong ngôi nhà cổ 38 Hàng Đào ở Hà Nội

Huyền Linh 280 lượt xem 11 Tháng Mười Hai, 2023

1 2

Ngôi nhà di sản 38 Hàng Đào là một trong những công trình kiến trúc lịch sử còn sót lại giữa lòng phố cổ Hà Nội. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của Hà Nội xưa cùng những giá trị truyền thống được tái hiện dưới góc nhìn đương đại.

2

Tọa lạc tại số 38 Hàng Đào, Hà Nội, ngôi nhà di sản tồn tại như một nốt trầm giữa những huyên náo, ồn ào của đô thị hiện đại. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đến nay, nơi đây trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng khiến các du khách khó lòng bỏ qua mỗi khi đến thăm phố cổ. Ảnh: Thảo Quyên.

3

Ngôi nhà này nguyên là đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa) được xây dựng vào thời nhà Lê (thế kỷ XVII) với quy mô bề thế. Đình thờ các vị thần trong Tứ trấn của Thăng Long Hà Nội gồm thần Bạch Mã, thần Linh Lang, thần Cao Sơn. Do nhiều biến động của lịch sử, ngôi đình đã bị phá hủy. Năm 1941, đình được xây dựng lại với hai tầng, theo kiến trúc kết hợp truyền thống – hiện đại. Ảnh: Thảo Quyên.

4

Năm 2000, nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch, ngôi nhà được Ban Quản lý phố cổ trùng tu, sửa sang lần nữa. Tuy nhiên, phần lớn nét độc đáo trong kiến trúc của ngôi nhà vẫn được giữ lại theo đúng dáng vẻ xưa. Ảnh: Thảo Quyên.

5

Không gian tầng 1 của ngôi nhà được thiết kế thành nơi trưng bày những sản phẩm thủ công cao cấp của các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống Việt Nam như đồ sơn mài Hạ Thái, lãnh Mỹ A, các sản phẩm thêu tay… với mục đích làm sống lại những sản phẩm thủ công đã gần như thất truyền. Ảnh: Thảo Quyên.

6

Nhà 38 Hàng Đào là một trong số ít những ngôi nhà mang dáng vẻ của Hà Nội cổ kính còn sót lại, vì vậy, bước vào ngôi nhà, ta như sống lại khoảng thời gian xưa cũ với dấu ấn nghệ thuật độc đáo. Ảnh: Thảo Quyên.

7

Không gian ngôi nhà được phân chia thành từng lớp nhà, giữa các lớp nhà có sân trong nhằm mục đích lấy sáng. Đây là đặc điểm nổi bật của những ngôi nhà mang kiến trúc cổ được thiết kế để thích nghi với điều kiện khí hậu nơi đây. Ảnh: Thảo Quyên.

8

Tầng 2 là không gian thờ cúng với một chiếc bàn thờ bằng gỗ được chạm trổ tinh tế, trên có lư hương bằng đồng, hai bên có giá chuông, giá trống. Ảnh: Thảo Quyên.

9

Hiện đình còn lưu giữ được một số hiện vật, trong đó phải kể đến bia đá dựng năm Tự Đức – Bính Thìn (1856) có khắc “Đình chợ có bán yếm lụa do chủ hiệu Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết xây dựng từ thời Lê”. Ảnh: Thảo Quyên.

10

Ngôi nhà được lợp mái ngói cổ kính – điểm nhấn đặc trưng trong phong cách thiết kế nhà truyền thống xưa. Tuy thời gian đã khiến mái ngói trở nên rêu phong nhưng trông vẫn rất trang nghiêm. Ảnh: Thảo Quyên.

11

Năm 2004, nhà 38 Hàng Đào được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng là di sản cấp quốc gia, đồng thời là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của những người yêu di sản, nghệ thuật. Ảnh: Thảo Quyên.

Theo DINHHOP

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm