Những bức ảnh đẹp của các nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn

trần lâm 151 lượt xem 23 Tháng Ba, 2023

Emile Gsell, Jonh Thomson, Aurélien… là những nhiếp ảnh gia tiên phong ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Qua tác phẩm của họ, ta hiểu hơn lịch sử nhiếp ảnh nước ta ở giai đoạn đầu.

2

Trong cuốn Sài Gòn Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, tác giả Nguyễn Đức Hiệp cho biết về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam trong giai đoạn đầu, đồng thời đưa ra vài nét phác họa về tiểu sử, tác phẩm nhiếp ảnh của một vài nhà nhiếp ảnh tiên phong ở Việt Nam và thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Người đầu tiên ông Hiệp đề cập là Émile Gsell (1838-1879) nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn. Trong ảnh là chân dung một phụ nữ Bắc Kỳ (Tonkin) do Émile Gsell chụp. Để ý nón quai thao rộng thời bấy giờ ở các miền từ Bắc đến Nam như nhau, bình và đôi hài trước phông hình.

3
Émile Gsell được gửi đến Nam Kỳ vì nghĩa vụ quân sự, nhưng sau đó ông được giải ngũ và được tuyển dụng trong đoàn thám hiểm sông Mê Kông (1866-1868). Ông là người đầu tiên chụp ảnh đền Angkor với các đoàn thám hiểm. Sau chuyến đi này, ông mở văn phòng nhiếp ảnh ở Sài Gòn, Gsell Photographie, bán các hình ảnh ở đền Angkor rất thành công. Ông còn chụp rất nhiều hình ảnh về cảnh quan, đời sống ở Sài Gòn và các nơi khác ở Nam Kỳ. Ảnh Cảng Sài Gòn do Émile Gsell chụp. Bức hình này sau đó được khắc vẽ lại trong sách La France illustrée (1884) của V.A. Malte-Brun và bài của bác sĩ Albert Morice trong Tour du Monde, 1875.
4

John Thomson (1837-1921) là nhà nhiếp ảnh người Scotland. Ông ghé Nam Kỳ năm 1867. Trong vài tháng ở Sài Gòn ông đã chụp các bức ảnh, nay vẫn còn. Ảnh Sài Gòn năm 1867. Ảnh chụp từ địa điểm bến Nhà Rồng hiện nay, cho thấy cột cờ Thủ Ngữ với các người lính chung quanh, đằng sau là nhà ông Vương Thái đang xây.

5

Các bức ảnh John Thomson chụp ở Sài Gòn gồm các ảnh ở cảng Sài Gòn (giống các ảnh của Gsell, rõ và đẹp), các ảnh trên đường đi Chợ Lớn, ảnh ở Chợ Lớn, ảnh đường đến Lăng Cha Cả, ảnh lăng và miếu nổi gần Gò Vấp. Ảnh Lăng Cha Cả, 1867, lúc này còn hoang vắng, phía trước là cây xoài to lớn.

6

Aurélien Pestel (1855-1897) là nhà nhiếp ảnh tiên phong tài ba nhất vào cuối thế kỷ XIX ở Sài Gòn. Ban đầu công việc của ông không có liên quan trực tiếp đến nhiếp ảnh, nhưng sau đó ông trở thành nhiếp ảnh chuyên nghiệp khi ở Campuchia, sau đó là Sài Gòn, nơi ông mất năm 1897 ở số 10 đại lộ Charner. Ảnh chụp những đứa bé dùng giỏ để mang hàng ở chợ, bưu thiếp in lại từ ảnh của Aurélien Pestel.

7

George Victor Planté sinh ngày 2/3/1847 ở Pháp và mất ở Sài Gòn năm 1921. Lần đầu khi đến Nam Kỳ vào năm 1867, ông làm ở Sở Quan thuế và Kiểm hoạt. Sau đó vào năm 1893, ông trở thành nhà nhiếp ảnh và biên tập in các bưu ảnh. Ảnh cảnh bên trong Bưu điện Sài Gòn do George Planté thực hiện. Ngày nay bản địa đồ trên tường vẫn còn nhưng tượng nữ thần đã biến mất.

8

Gabriel Auguste Paullussen là người nối nghiệp nhà nhiếp ảnh George Victor Planté (sau khi mất). Năm sinh và ngày mất của ông cũng như cuộc đời và sự nghiệp của Pallussen không được biết rõ so với các nhà nhiếp ảnh khác. Ảnh Thống tướng Joffre ở Chợ Lớn trước trạm điện tín nối Đông Dương qua Marseille tới tháp Eiffel.

9

Alexandre Francis Decoly có các hình ảnh ở Sài Gòn từ năm 1905 đến 1924. Ông biên tập các bưu ảnh, trú ngụ ở số 10 đại lộ Charner cùng chỗ với nhà nhiếp ảnh Planté. Ảnh bồn nước Sài Gòn do Alexandre Decoly thực hiện, nay là hồ Con Rùa.

h10

Alexandre Francis Decoly có các hình ảnh ở Sài Gòn từ năm 1905 đến 1924. Ông biên tập các bưu ảnh, trú ngụ ở số 10 đại lộ Charner cùng chỗ với nhà nhiếp ảnh Planté. Ảnh bồn nước Sài Gòn do Alexandre Decoly thực hiện, nay là hồ Con Rùa.
11

Poujade de Ladevèze được biết đến qua các hình ảnh Sài Gòn giai đoạn 1908-1922 với bộ sưu tập “Collection Poujade de Ladevèze”. Ảnh câu lạc bộ sĩ quan, nay là trụ sở của UBND quận 1, thuộc bộ sưu tập nêu trên.

h12

Ludovic Crespin (1873-?) là nhà nhiếp ảnh có cơ sở tại số 136-138 rue Catinat vào năm 1910 gọi là Photo Studio. Ảnh Sài Gòn đầu thập niên 1920 do Ludovic Crespin thực hiện. Vòng xoay giữa đại lộ Nguyễn Huệ (Charner) và đại lộ Lê Lợi (Bonard). Giữa vòng xoay là vòng bệ nơi chiều thứ bảy, có đoàn nhạc chơi nhạc giao hưởng hay quân nhạc chơi kèn giải trí cho dân chúng. Người Việt gọi ngã tư này là ngã tư Bồn Kèn.

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm