Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh – tác giả bài ‘Người là niềm tin tất thắng’ qua đời

Hoàng Thơ 237 lượt xem 17 Tháng Mười, 2023

Vì tuổi cao sức yếu, Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh qua đời vào khoảng 2h00 sáng ngày 17/10 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).

Theo thông tin từ NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh đã qua đời vào khoảng 2h00 sáng ngày 17/10 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Ông hưởng thọ 92 tuổi.

Nhạc sĩ Chu Minh tên thật là Triệu Đạt Hiền, sinh năm 1931 tại Hà Nội. Ông trưởng thành trong một gia đình công chức khá giả. Từ nhỏ, ông tỏ ra là người có niềm say mê âm nhạc. Chu Minh bắt đầu học đàn vĩ cầm từ năm 11 tuổi. Sau đó, ông tham gia cách mạng.

z4790640342101 473bcea109da92fc78be704aaa344ed4
Nhạc sĩ Chu Minh qua đời ở tuổi 92.

Từ năm 1947 đến 1950, chàng thanh niên Triệu Đạt Hiền công tác tại Đội võ trang tuyên truyền Ban Tuyên huấn Trung Ương.

Nhạc sĩ bắt đầu sử dụng bút danh Chu Minh để sáng tác các ca khúc Việt Trung Xô và Chiến thắng biên giới vào năm 1950.

Thập niên 1950, ông là một những người đầu tiên thành lập Đoàn văn công nhân dân Trung ương trong thời kì chiến tranh Đông Dương. Khi phụ trách ở Đoàn Ca múa nhạc Trung ương, ông thường xuyên được mời vào Phủ Chủ tịch biểu diễn.

Từ năm 1961 đến năm 1965, nhạc sĩ Chu Minh học chuyên ngành Sáng tác bậc Đại học tại Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, ông trở lại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) để giảng dạy chuyên ngành sáng tác, đồng thời từng có thời gian làm Chủ nhiệm của khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy của trường…

Cùng với các nhạc sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và sau khi hòa bình lập lại (1954), nhạc sĩ Chu Minh đã có công đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền âm nhạc cách mạng – nền âm nhạc mới Việt Nam nửa sau thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI.

Số lượng tác phẩm mà nhạc sĩ Chu Minh sáng tác không nhiều, nhưng ông là người tiên phong và là “bậc thầy” trong nền âm nhạc mới Việt Nam. Ông là một trong số ít nhạc sĩ thế hệ của mình thành công trong cả hai loại hình: thanh nhạc và khí nhạc.

Trong đó, hai ca khúc Người là niềm tin tất thắng và Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam được ông viết ở 2 giai đoạn lịch sử khác nhau của dân tộc đã trở thành các tác phẩm lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Ngay sau khi Bác mất, ca khúc Người là niềm tin tất thắng được chọn phát trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam trong lễ truy điệu Bác Hồ.

z4790639203082 a56cc36095bcd172bbd1a1211afc81e1
Nhạc sĩ Chu Minh.

Người là niềm tin tất thắng của nhạc sĩ Chu Minh có sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa tình cảm và lý trí, giữa cảm xúc tự nhiên của trái tim với trí tuệ tỉnh táo.

Bài hát được đánh giá là một trong số những ca khúc có giá trị nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh trong nền âm nhạc hiện đại Việt Nam. Khi đất nước thống nhất, ca khúc đầy hào sảng Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam được Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn tại thành phố mang tên Bác trong những ngày đầu sau sự kiện 30/4.

Bên cạnh lĩnh vực sáng tác, nhạc sĩ Chu Minh còn có công lớn trong việc trồng người. Hơn nửa thế kỷ qua, thầy Chu Minh miệt mài truyền dạy cho các lớp nhạc sĩ, mà nhiều người trong số họ nay đã thành danh nổi tiếng như: Trần Tiến, Đức Trịnh, Trương Ngọc Ninh, Ngọc Đại, Tôn Thất Lập,…

Với nhiều đóng góp trong lĩnh vực sáng tác và đào tạo, nhạc sĩ Chu Minh đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ngay từ đợt đầu tiên, năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017 và nhiều Huân, Huy chương, Giải thưởng âm nhạc khác…

Lê Chi/ Theo VTC

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm