Nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Dang Phat 389 lượt xem 18 Tháng Tám, 2023

Bảo tàng Tôn Đức Thắng tổ chức tiếp nhận tư liệu, ra mắt sách ảnh, trao giải thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề Bác Tôn nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

1
Bảo tàng Tôn Đức Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh). (Nguồn: Bảo tàng Tôn Đức Thắng)

Ngày 18/8, Bảo tàng Tôn Đức Thắng (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức họp mặt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác Tôn, 35 năm thành lập Bảo tàng (1988- 2023).

Dịp này, Ban tổ chức tiếp nhận tư liệu liên quan đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng và ra mắt sách ảnh “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Chủ tịch Tôn Đức Thắng.”

Tại buổi họp mặt, ông Phạm Thành Nam, Giám đốc Bảo tàng khẳng định Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một trong những chiến sỹ đầu tiên của phong trào công nhân và phong trào cách mạng vô sản Việt Nam.

z4615294221148 5a4ad0ef74a75cbc9c6976948d185586

Trong cuộc đời mình, dù trên bất kỳ cương vị nào, là người thợ máy hay Chủ tịch nước, Bác Tôn luôn thể hiện phẩm chất đạo đức cách mạng: bình dị, thanh liêm chính trực, hết lòng vì nước, vì dân, sẵn sàng hy sinh, đặt lợi ích chung lên trên hết. Bác Tôn luôn dành tất cả tình cảm cho đồng bào, đồng chí, sẵn lòng chia sẻ khó khăn với mọi người.

Kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là dịp để thế hệ hôm nay ôn lại, tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, tiếp tục học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương Bác Tôn kính yêu; tăng cường giáo dục lý tưởng, truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động, nhất là thế hệ trẻ; bồi dưỡng lòng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước.

Sau buổi họp mặt, Bảo tàng Tôn Đức Thắng tổ chức tổng kết, trao giải Hội thi vẽ tranh “Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh với Bác Tôn” lần thứ 17 chủ đề “Bác Tôn trong trái tim em” và “Ước mơ của các em về Bảo tàng Tôn Đức Thắng trong tương lai.”

z4615294210752 189c0d9d4758be180d244d97f6553ff9

Ban Giám khảo trao 5 giải Nhất cho các thí sinh: Nguyễn Thị Phương Thư, Trường chuyên biệt Ánh Dương với tác phẩm “Bác Tôn đến thăm công nhân làm việc;” Nguyễn Khánh Quỳnh, Trung tâm Văn hóa Thể thao Quận 6 với tác phẩm “Em thăm Bảo tàng Bác Tôn;” Trần Xuân Uy, Lớp vẽ Đại học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm “Bác Tôn đến thăm Bản Đôn;” Nguyễn Minh Anh, Trung tâm Văn hóa thành phố Thủ Đức với tác phẩm “Các em học sinh cùng nhau dọn dẹp phòng triển lãm về Bác Tôn” và nhóm thí sinh Nguyễn Khánh Vy, Huỳnh Thanh Đại, Huỳnh Gia Hưng, Trung tâm Văn hóa thành phố Thủ Đức với tác phẩm “Bác Tôn với thiếu nhi Thành phố.”

Ban Tổ chức trao 18 giải Nhì, 26 giải Ba và 37 giải Khuyến khích được trao cho thiếu nhi có tác phẩm đạt thành tích tại Hội thi.

z4615294240049 00c90d72e334c909e2209f9581845f23 z4615294221045 b36b49b4d1b4c64b07ba0bc7f1f832e9

Theo ông Phạm Thành Nam, Hội thi thu hút 512 thí sinh có tuổi từ 5-14 tuổi đến từ 37 đơn vị Nhà Thiếu nhi, Trung tâm Văn hóa quận, huyện, thành phố Thủ Đức cùng trẻ em có hoàn cảnh kém may mắn, khiếm thính, khiếm thị tại các trường khiếm thính, chuyên biệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các thí sinh đến từ Nhà Thiếu nhi An Giang tham gia, với 495 tác phẩm.

Gần 500 tác phẩm tranh vẽ cá nhân và tập thể của thiếu nhi có nội dung xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn và Bảo tàng Tôn Đức Thắng như “Em vẽ Bác Tôn,” “Bác Tôn và các bạn cùng đi chèo thuyền,” “Bác Tôn Đức Thắng đánh đàn cho các bé hát,” “Bà con An Giang vui hái sen cùng Bác Tôn,” “Viện Bảo tàng xanh”

z4615294223339 003628a73b9d8d95082df97d17da6a7e

Cuộc thi vẽ tranh không chỉ là hoạt động vừa học vừa chơi, giúp phụ huynh yên tâm, tin tưởng mà còn là sân chơi bổ ích, lý thú cho các em dịp Hè. Cũng từ cuộc thi này, hình tượng Bác Tôn kính yêu ngày càng trở nên thân thương, gần gũi, được in đậm trong trí nhớ và tình cảm của các em, động viên thiếu nhi cố gắng học tập, rèn luyện để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ-Bác Tôn.

Được nhận giải Nhất tại Hội thi vẽ lần này, thí sinh Nguyễn Thị Phương Thư (khiếm thính), Trường chuyên biệt Ánh Dương với tác phẩm “Bác Tôn đến thăm công nhân làm việc” không giấu được niềm vui bởi đây là thành quả từ việc học tập, rèn luyện bộ môn yêu thích.

Để có tác phẩm đoạt giải lần này, Phương Thư đã tham khảo nhiều tài liệu, qua đó càng hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Tôn gắn liền với giai cấp công nhân Việt Nam./.

Theo Vietnamplus

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm