Tờ báo thuở xưa: Báo Việt ở xứ người

Trần Lâm 319 lượt xem 12 Tháng Bảy, 2023

Báo Việt ra trên đất Việt là lẽ thường. Để phục vụ nhu cầu tin tức cho đồng bào xa quê hay hoạt động tuyên truyền, có những tờ báo Việt được xuất bản ở ngoại quốc nữa.

“Công binh” trên đất Pháp

Trong tác phẩm Bút chiến đấu, Đông Tùng cho biết Việt Nam hồn xuất bản tại Pháp. Theo lời Đông Pháp thời báo số 400, ra ngày 24.2.1926, báo Việt Nam hồn ra mỗi tháng một kỳ gồm chữ quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Hán với tôn chỉ: “Binh vực những học sanh cùng người lao động ở bên ta hay ở bên Pháp mà bị cường quyền áp chế. Thâu phục lấy những quyền tự do về đường chánh trị và tự do được lập hiệp công hội; tự do du lịch, tự do ngôn luận; tự do giáo dục; tự do lập hội. Trao đổi tư tưởng hi vọng cùng sự từng trải lịch duyệt cho nhau hay để giúp sự khai hóa tinh thần”. Báo phát hành về Việt Nam do Đông Pháp thời báo làm đại lý.

z1
Cao Miên hướng truyền số 45, ra ngày 18.3.1930

Cũng tại Pháp còn có tờ La Tribune Indochinoise. Trong hồi ký 41 năm làm báo, Hồ Hữu Tường cho biết Dương Văn Giáo sau khi sang Pháp làm thông ngôn dạo Thế chiến 1, đã học và đỗ tiến sĩ luật khoa, làm trạng sư ở tòa Thượng thẩm Paris: “Và năm 1926, cùng với Bùi Quang Chiêu sáng lập tờ La Tribune Indochinoise, cơ quan của đảng Lập hiến tại Pháp”.

Về sau có Công binh tạp chí ra số đầu năm 1942 tại Pháp. Thông tin trên các số báo Công binh thì đây là báo của lao động Đông Dương. Quản lý báo là Trần Ngọc Vân. Có lúc báo không ra đều kỳ nên trên Công binh số 34, ra tháng 5.1945 có đoạn viết “trong thời kỳ mấy tháng C.B.T.C. không ra mắt anh em”. Công binh không chỉ là món ăn tinh thần thuần Việt về tin tức, văn chương, chính trị… cho đồng bào ở Pháp, mà còn là cầu nối để tìm thân nhân. Trên Công binh có lúc bắt gặp mẩu tin tìm bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Công binh số 33, ra tháng 4.1945 mục “Hỏi tin” trong đó Lương Thanh Tâm hỏi tìm bạn, Trần Văn Liêu tìm cháu là Phan Sỷ Trâm.

Ở tận Pháp quốc, Công binh thỉnh thoảng vẫn có những bài của các tác giả nổi tiếng ở quê nhà được độc giả sưu tầm gửi đến. Công binh số 23, ra ngày 20.3.1944 đăng bài thơ Một đêm sâu của Chế Lan Viên. Báo cung cấp cho độc giả những truyện ngắn, thơ, kiến thức khoa học thường thức cũng có mặt mà Nguyên nhân ánh sáng Mặt trăng trên số 23, ra ngày 20.3.1944 là một ví dụ.

Các tin tức thời sự về Đông Dương, Pháp quốc, nhất là tin liên quan đến anh em lao động được ưu tiên. Công binh số 34, ra tháng 5.1945 tin tức Đông Dương là tin về tình trạng lạm phát giá nhà, giá gạo, giá dầu, giá rau; còn có bài Tình hình kinh tế Đông Dương 1940 – 1944. Ngoài ra còn có tin đó đây, tin Paris. Những bài liên quan đến y học, thể thao, danh nhân Việt xưa cũng xuất hiện trên báo.

z2
Công binh số 23, ra ngày 20.3.1944 đăng bài thơ Một đêm sâu của Chế Lan Viên trên trang nhất

 

Tư Liệu của Đình Ba

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    21 3

    Guwahati – một góc Ấn Độ

    Nhắc đến bang Assam ở miền Đông Bắc Ấn Độ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến loại trà Assam lừng danh thế giới. Ngoài ra, đây còn là một điểm đến du lịch giàu có về thắng cảnh, lịch sử, văn hóa. Và nếu du khách muốn khám phá “kho tàng” Assam thì hãy bắt...
    8 5

    Trôi giữa đôi bờ di sản trên dòng Danube

    Có một thói quen trong lịch trình khám phá những vùng đất mới mà tôi luôn giữ: Dành khoảng thời gian nhất định cho những chuyến “lạc trôi” bằng thuyền trên sông. Từ dòng Seine trữ tình, sông Thames lịch lãm, đến dòng Rhine hùng vĩ hay những con kênh thơ mộng ở Amsterdam, mỗi...
    17 3

    Chùa Tư Đình

    Nằm trên một khu đất cao ráo với địa thế đẹp thuộc tổ 4 phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), chùa Tư Đình (Sùng Khánh tự) là một ngôi chùa cổ gắn với lịch sử hình thành lâu đời của làng Tư Đình xưa. Từ nhiều nguồn sử liệu cho thấy, chùa Tư...

Được quan tâm